logo

Cách nuôi và chăm sóc tép cảnh

Tiếp theo của phần một, mình đã giới thiệu đến các bạn một số loại tép cảnh phổ biến và đẹp nhất hiện nay, hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn làm thế nào để có một bể tép cảnh khoẻ mạnh và sinh sản tốt. Cũng giống như cá cảnh, muốn có một bể tép cảnh chúng ta cũng cần rất nhiều công sức chăm sóc thì mới có được thành quả, chúng cũng cần một môi trường tốt, từ nguồn nước, thức ăn , nhiệt độ, … Nào hãy cùng mình tìm hiểu về cách nuôi và chăm sóc bể tép cảnh nhé.

Chọn con giống

Cũng như cá cảnh, vấn đề đầu tiên luôn là con giống. Muốn chúng khoẻ mạnh thì ít nhất là chúng ta có những con giống khoẻ mạnh. Mình sẽ lưu ý cho các bạn một số tiêu chí để chọn được các chú tép cảnh khoẻ mạnh

  • Năng động, di chuyển linh hoạt
  • Màu sắc không loang lổ, các bộ phận như râu không được gãy, đuôi không được tưa, gãy, đầy đủ chân
  • Bệnh nấm tép, điển hình là có những bông trắng trên mũi tép

Đây là 3 tiêu chí rất quan trọng để các bạn có thể chọn được những em tép khoẻ mạnh về bể nhà bạn

Setup bể và nguồn nước

Kích thước bể

Bể nuôi tép không được quá nhỏ nhưng cũng không cần quá to, tốt nhất là từ 50 – 60cm chiều dài và từ 20-30cm chiều rộng trở lên. Bể quá nhỏ sẽ khó kiểm soát chất lượng nước, dễ bị ô nhiễm nếu không thay liên tục. Chất lượng nước chính là yếu tố quan trọng nhất để duy trì sự sinh trưởng của tép. Không chỉ giúp cho tép có thêm chỗ trú chân thì những chiếc lọc nhỏ luôn là điều rất cần thiết, chúng vừa lọc các chất bẩn, thức ăn thừa mà còn bổ sung vi sinh cho nguồn nước, giúp cho nước không bị ô nhiễm.

Phân nền

Chất nền cũng là một yếu tố quan trọng khi thiết kế bể tép. Các loại phân nền tốt như GEX xanh, ADA Amazonia có bán tại hầu hết các cửa hàng Aqua. Theo kinh nghiệm nuôi tép cảnh sinh sản của nhiều người, nên sử dụng phân nền ADA Amazonia. Loại này có tác dụng duy trì tính chua, rất tốt cho các loại tôm và tép cảnh.

Cây thủy sinh

Về cây thủy sinh, rêu Java đang được dùng phổ biến nhất, bên cạnh đó là rêu bông. Chúng không chỉ giúp tép có chỗ trú mà còn giúp tép giải trí nữa đấy nhé. Tuy nhiên không nên trồng quá nhiều cây, vì chúng có thể cản trở ánh sáng vào bể, làm tép yếu hơn, vỏ mỏng hơn.

Môi trường nuôi

Không giống như cá cảnh, tép cảnh rất nhạy cảm với môi trường, điển hình là đã có đợt mình để chết hết bể tép Rili chỉ bở vì để cho chúng 1 miếng dưa hấu nhỏ làm thối nước. Chúng ta nên lưu ý một số thứ như sau:

Để nuôi tép sinh sản và phát triển tốt là nước có độ pH 5 – 8, độ cứng kH khoảng 1 - 5. Nói chung lý tưởng là độ pH= 6,2 – 6,8, độ kH 1 – 2.

Nên chủ động kiểm tra nguồn nước và sức khoẻ hàng ngày, nếu có bất kì dấu hiệu nào nên thay nước ngay, vì chúng rất nhanh gây mầm bệnh khiến tép yếu và chết rất nhanh. Biểu hiện thường thấy là ít di chuyển, màu nhạt, bơi lờ đờ, nếu thấy như vậy chúng ta nên thay nước, vệ sinh phân nền và bổ sung vi sinh ngay.

Tép cảnh cũng cực kì nhạy cảm với nhiệt độ môi trường, lý tưởng nhất là 20 – 24°C chúng sẽ phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ này. Tuy nhiên trong thời kì đẻ trứng chúng cần nhiệt độ cao hơn 1 – 2°C. 25°C là nhiệt độ phù hợp để ấp trứng. Khi sinh sản chúng cần nhiệt độ thấp hơn, nhiệt độ cao sẽ khiến chúng yếu, phai màu và có thể không sinh sản được.

Cho tép ăn

  Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc tép cảnh khi ăn:

  1. Cho ăn nhiều lần trong ngày, nhưng không nên quá nhiều, trải đều, tránh gây thừa đồ ăn gây ra thối nước.
  2. Không cho ăn khi tép đang lột vỏ.
  3. Cho ăn ít hơn vào ngày đầu tiên sau khi tách vỏ. Tiếp tục cho ăn bình thường sau khi tép hồi phục bình thường.
  4. Tép thường có thói quen ăn về đêm nên chúng ta nên bổ sung thức ăn cho chúng trước khi chúng ta đi ngủ.

Đây là những nguyên tắc rất cơ bản, tuy nhiên lại ảnh hướng lớn tới sự phát triển của tép. Các bạn nên lưu ý khi cho tép ăn nhé. Tuỳ vào các dòng tép khác nhau thì có những loại thức ăn yêu thích khác nhau, tuy nhiên lá dâu tằm, tảo, cám viên hoặc thậm chí là cá tanh nhỏ luôn là những loại thức ăn yêu thích của hầu hết các loài tép. Chúng cung cấp protein và canxi cho tép có thể phát triển đầy đủ và sinh sản tốt.

Nên chọn bùn đáy tốt để đảm bảo rằng các nguyên tố vi lượng có thể được cung cấp cho tép. Và trong thời gian sau khi tép lột vỏ thì nên bổ sung canxi thích hợp để tép có thể hồi phục bình thường.

Chăm sóc tép sinh sản

Khi Tép sinh sản không cần tạo ra thay đổi quá lớn. Bạn chỉ cần đảm bảo nhiệt độ nước từ 15°C – 18°C. Nồng độ pH từ 6 – 8 thì chúng có thể sinh sản và phát triển bình thường.

Để sinh ra tép con có chất lượng cao, đợi sau khi Tép Vàng ấp trứng xong chú ý bổ sung protein và canxi thích hợp. Ngoài ra phải đảm bảo đủ ánh sáng và oxy, chúng ảnh hướng rất lớn với sự sinh sản của tép.

Tổng kết

Không phải dòng nào cũng giống dòng nào nhưng đa phần chúng có thói quen và tập tính khá tương đồng nhau. Qua bài viết ngắn này, mình hi vọng các bạn có thể chọn cho mình những em tép đẹp và khoẻ mạnh, và tuyệt vời nhất là chăm sóc chúng sinh sản thành 1 bể tép của riêng mình. Cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại nha =)).