Cách nuôi và chăm sóc cá kiếm cảnh
Xin chào mọi người, cuối tuần lại đến hôm nay choicacanh muốn giới thiệu đến anh em một loài cá với vẻ ngoài rất lạ và rất đẹp đó là cá kiếm. Dòng cá kiếm với vẻ ngoài đặc trưng với các bộ phận như vây hay đuôi như những thanh kiếm, mang đến cho chúng vẻ ngoài độc đáo hơn đa phần các loài cá cảnh khác có phần thướt tha và mềm mỏng. Tuy nhiên với phân khúc giá cũng không hề rẻ thì việc chọn lựa cũng như chăm sóc được 1 chú cá kiếm hoặc song kiếm cũng không hề dễ dàng. Vậy làm như thế nào để mua được cũng như chăm sóc được những chú cá kiếm khoẻ đẹp thì hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.
Đặc điểm chung về cá kiếm cảnh
Cá kiếm đỏ (tên khoa học: Xiphophorus hellerii) là một loại cá nước ngọt thuộc họ cá khổng tước trong bộ Cyprinodontiformes. Cá kiếm cảnh có nguồn gốc ở vùng đông nam Mexico, chúng tập trung chủ yếu ở các sông, suối nước nóng và các khu vực đông sinh dưỡng. Trong tự nhiên cá kiếm sinh sống ở một số vùng châu Mỹ và châu Phi, cá kiếm con thường hoạt động nhiều ở những vùng nước tĩnh trong khi cá trưởng thành thường tập trung ở những vùng nước sâu và trong.
Cá kiếm có một cơ thể thon dài với mõm cùn. Cơ thể có màu ô liu trong suốt kết hợp với sọc màu đỏ, màu vàng hoặc nâu dọc theo đường bên. Vây lưng là một màu vàng-xanh trong kết hợp với một hoặc nhiều hàng chấm màu đỏ và đôi khi có đốm ở phần đuôi. Vây lưng có từ 11-15 tia mềm trong khi vây hậu môn có 4-12 tia mềm.
* Phân biệt giới tính cá kiếm
Rất dễ dàng để phân biệt cá đuôi kiếm cái và cá đuôi kiếm đực. Cá đực nhỏ hơn và mỏng hơn so với cá cái và sở hữu một điểm nổi bật là vây đuôi dài như một thanh kiếm cũng như vây đuôi thấp hơn. Cá cái có một vây hậu môn dài hơn với cơ thể tròn. Hơn nữa cá trống dài hơn cá mái (do phần dưới đôi cá trống dài ra , nhọn) trông như một cây kiếm.
Cá kiếm trống có bụng thon và cái đuôi nhọn khi trưởng thành, cá mái có thân hình tròn và cái đuôi tròn
Cách nuôi và chăm sóc cá kiếm
Chọn con giống
Cũng giống như các loài cá khác, khi đi mua cá từ các cửa hàng cá chúng ta cũng nên chọn thật kĩ càng không chỉ bởi giá trị của chúng mà còn là chúng là con cá mình ưng ý nhất để mang về nuôi. Cá kiếm cũng có nhiều loại trong nhiều phân khúc giá nhưng hay được ưa chuộng nhất là song kiếm và đơn kiếm mắt đỏ.
Về màu mắt thì không khó để phân biệt, các bạn nên chú ý về vảy và màu sắc của cá cũng như vây. Chúng ta nên chọn những con cá có thân hình không xước xát từ đầu đến đuôi, đặc biệt là thân hoặc đầu, do môi trường nuôi của các bể Aqua được các khách đến khua khoắng khá nhiều nên việc cá bị xước xát dẫn đến bị nhiễm bệnh thông qua các vết xước đó là rất cao dẫn đến cá yếu và nhanh chết.
Tiếp nữa là vảy, hãy để ý vảy của chúng có được xếp theo thứ tự, đồng đều nhau hay không, bộ vảy đồng đều và đẹp là cái mặt tiền rất tốt cho con cá của bạn rồi đó. Về màu mắc, hãy chọn những con có màu tươi, sáng, không nên chọn các con có màu ngả ố, đó là những con cá yếu.
Khi chọn được cá, các bạn nên hoà 1 chút xanhmethilen loãng để trước ở nhà và khử trùng cho chúng trước khi thả vào bể nhé.
Bể cá
Cá kiếm cảnh phù hợp nuôi ở những bể thuỷ sinh có nhiều loài cá khác nhau. Nên nuôi cá kiếm cảnh ở bể lớn bởi chúng đòi hỏi nhiều không gian bơi lội. Bể nuôi cũng cần đảm bảo sục oxy để đảm bảo được nồng độ oxy trong nước cao. Hồ nuôi bằng nước mưa thì rất tốt cho cá (nước mưa đã được để lâu). Trường hợp nuôi cá bằng nước máy thì ngâm độ 2 ngày để nước giảm lượng Clo. Nước nên cứng vừa phải cần dao động từ 15-30 dGH, nhiệt độ nước (C): 18 – 26.
Cá kiếm, là loài dễ nuôi và hiền, có thể nuôi chung với các cá cảnh khòa như phượng hòang, tứ vân, cánh buồm, thần tiên, hắc kim…
Được xem là loài cá có tính hiền lành có thể sống chung với nhiều loài cá khác. Cá đuôi kiếm không gây sự đánh nhau với các loại cá thủy sinh khác, nhưng trong thời gian giao phối con đực có thể hung hăng thậm chí đánh nhau nhau để tranh giành cá cái khi trong bể có nhiều hơn một chú cá đực.
Thức ăn cho cá
Cá đuôi kiếm là loài ăn tạp và thức ăn ngoài tự nhiên của nó bao gồm các nguồn thực vật, sâu, động vật giáp xác, giun, côn trùng cùng với thực vật phù du và một số tảo, hoặc cám. Trong điều kiện nuôi nhốt nó thường ăn tất cả các loại thực phẩm tươi sống, đông lạnh. Cá đuôi kiếm không phải là một loại cá kén ăn nhưng nó cần được cho ăn một chế độ ăn đa dạng nhiều lần hàng ngày với một lượng nhỏ. Thức ăn cho cá bố mẹ: trùng chỉ, cá con và thức ăn chế biến sẵn, cá con là bo bo, actemia.
Chăm sóc cá kiếm đẻ
Cá đuôi kiếm là loài đẻ tự nhiên, tập tính đẻ theo đàn. Để phối chúng các bạn nên chọn 2 con cái khoẻ mạnh và 1 con đực to khoẻ hoặc 2x2, cho chúng vào hồ nuôi chung. Thức ăn cho chúng nên là thức ăn tươi giàu đạm và canxi. Cá cái có thể đẻ 20-200 cá con sau một thời gian mang thai từ 25 đến 30 ngày.
Giống như bảy màu, cá trưởng thành hay cá cha mẹ có thể ăn thịt cá con khi chúng đói nên bạn nên tách cá con qua một bể nuôi khác hoặc chuẩn bị rong rêu hoặc cây thuỷ sinh tốt để làm chỗ trú cho cá con. Cá con trưởng thành sau khoảng 9 đến 12 tháng. Từ thời điểm thụ tinh trứng phải mất khoảng bốn tuần để cá con phát triển đầy đủ trong bụng cá mẹ.
Tổng kết
Hy vọng với một vài thông tin trên, sẽ giúp bạn nuôi những chú cá kiếm được dễ dàng hơn. Chúng sẽ tôn thêm vẻ đẹp của bể thuỷ sinh của bạn lên rất nhiều đấy. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết của mình nha. Thanks all và hẹn gặp lại !!!