Cá chình Moray là gì? Đặc điểm và kỹ thuật nuôi trong bể cá
Cá chình Moray đang ngày càng trở nên phổ biến đối với những người chơi cá cảnh có kinh nghiệm. Có rất nhiều các loài cá chình khác nhau sẽ đem đến nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau trên cơ thể, vì vậy bạn có thể thoải mái chọn nuôi một loại cá phù hợp với sở thích của mình.
Điểm ấn tượng của chúng nằm ở việc chuyển động bơi nhấp nhô gần như tạo cảm giác thu hút người nhìn và sẽ tạo ra một khung cảnh mới lạ và hoàn toàn khác đối với bể cá của bạn.
Có rất nhiều loài cá chình khác nhau với khoảng 200 loài và mỗi loài sẽ có vẻ ngoài và tính cách riêng biệt nhau.
Do đó, trong bài viết này các bạn sẽ được nghiên cứu chi tiết hơn về cá chình Moray và các loài cá chình đang phổ biến nhất hiện nay cũng như cách chăm sóc và kỹ thuật nuôi đúng cách nhất.
Mức độ chăm sóc: | Vừa phải |
Tính cách: | Khá tích cực |
Màu sắc: | Đa dạng |
Tuổi thọ: | 10 - 30 năm |
Kích thước: | 12cm - 4m tùy thuộc vào loài |
Chế độ ăn: | Động vật ăn thịt |
Thuộc họ: | Muraenidae |
Kích thước bể cá tối thiểu: | 57 - 113L tùy vào loài |
Kiểu bể cá: | San hô |
Khả năng tương thích: | Cá lớn, mạnh mẽ |
I. Cá chình Moray là gì?
Cá chình Moray hay có tên khoa học là Muraenidae, là một loại cá thuộc họ Anguilliformes. Họ này bao gồm 16 chi với khoảng hơn 200 loài cá khác nhau.
Trong số 200 loài này, 12 loài cá được cho là phù hợp để nuôi tại [bể cá trong nhà], trong khi đó chỉ có 5 loài cá được xem là an toàn để có thể nuôi cùng với các loài cá khác.
Trong số đó bao gồm hai trong số các loài cá phổ biến nhất đó là [cá lịch hoa to] (Echidna nebulosa) và [cá ngựa vằn Moray] (Gymnomuraena zebra).
Cá chình moray có thể được tìm thấy trên khắp thế giới nhưng hầu như chỉ tập trung nhiều tại các rạn [san hô] ở các vùng nhiệt đới. Hầu hết là chúng là loài cá biển nhưng một số loài thì lại sống ở vùng nước lợ.
Chúng là loài có màu sắc rực rỡ và có kiểu ngoại hình khá phức tạp. Một số cá chình thì thức ăn của chúng là cá trong khi những loài cá chình khác lại thường ăn động vật giáp xác. Kích thước và trọng lượng của chúng cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loài cá chình.
Nhiều người thường khó nhận ra cá chình Moray do nó có ngoại hình giống rắn và nghĩ rằng chúng là những sinh vật đáng sợ và hung dữ. Tuy nhiên, ngoại hình của chúng luôn mở miệng to ra như vậy để giữ chúng luôn được hô hấp và truyền lượng nước đến mang ở phía sau đầu của chúng.
Ngoài ra, chúng thường được xem là loài sinh vật đơn độc thích lối sống một mình nhưng cũng có bằng chứng cho thấy rằng chúng hay đi săn mồi cùng với những con cá khác.
Ngoại hình của cá chình Moray
Chúng có một ngoại hình được cho là nguy hiểm với đôi mắt tròn xoe, cái miệng rộng và dáng dài giống như con rắn. Những miêu tả này càng làm cho chúng trông giống như là một trong những sinh vật nguy hiểm nhất trong đại dương.
Hầu hết cơ thể của chúng đều không có vây ngực và vây bụng, chỉ có vây lưng được nằm dọc từ phần đầu đến đuôi. Ngoài ra, chúng cũng không có vảy và được thay thế bằng lớp da dày và cứng, bên trong lớp da là các tế bào được sử dụng để tiết ra chất nhầy trên cơ thể.
Hầu như chúng ta khó có thể xác định được giới tính của chúng bằng mắt thường, đây là điều khiến chúng trở nên khó khăn hơn khi nuôi trong cá cảnh.
Điều thú vị là cá chình không cần dựa vào thị lực để định hướng mà chúng đã tiến hóa khứu giác của mình trở nên nhạy bén để dễ dàng phát hiện con mồi.
Bên dưới đôi mắt là một cái miệng phát triển khá lớn và hay mở, chúng có một cái đầu hẹp tuy có hạn chế là không thể tạo ra áp lực cần thiết để nuốt con mồi, nhưng chúng lại có một bộ hàm răng thứ hai được gọi là hàm hầu để khắc phục vấn đề này. Hàm hầu được đưa ra phía trước miệng để tóm lấy con mồi và kéo nó vào cơ thể.
Mang cá nhỏ và tròn, được nằm phía sau của đầu, chúng luôn phải giữ cho miệng mở ra để cung cấp nước cho cơ thể phục vụ cho việc hô hấp.
Vì có khoảng hơn 200 loài chình nên kích cỡ, cấu trúc hàm miệng và các kiểu thân hình cá điều sẽ khác biệt nhau.
Loài cá chình dài nhất thuộc về Strophidon sathete với kích thước là 4m, trong khi nhỏ nhất, [cá chình Snyder] (Anarchias leucurus), chỉ có 11,5cm.
Còn các loại hàm miệng của cá chình thì thường có xu hướng thay đổi dựa trên chế độ ăn uống của chúng. Những loài cá thường ăn động vật giáp xác thì thường có có hàm ngắn, răng tròn giống như răng hàm để cho phép chúng có thể nhai được lớp vỏ cứng. Điều này sẽ trái ngược với hàm răng nhọn và dài hơn của một số loài cá chình hay ăn cá.
Hành vi điển hình
Một trong những hành vi mang tính đặc trưng nhất của cá chình moray chính là cách bơi. Cơ thể của chúng nhấp nhô theo hình chữ S gợn sóng để tự đẩy mình về phía trước nhờ sử dụng vây ngực và vây đuôi phía sau để tạo lực đẩy.
Một hành vi điển hình khác của chúng đó là thói quen trốn giữa các tảng đá và thò đầu ra ngoài, trong tự nhiên thì đây là một kỹ thuật săn mồi nhằm phục kích và tóm lấy con mồi một cách dễ dàng. Thông thường về đêm chính là thời gian hoạt động của chúng.
Chúng tiết ra các chất nhầy để bảo vệ bản thân tránh khỏi các vi trùng và ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể. Các chất nhầy này khi tiết ra sẽ làm kết dính các hạt cát lại với nhau, giúp loài cá này có thể ẩn nấp dưới cát dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, chất nhầy cũng có chứa độc tố nên khi bị vết cắn của loài cá Moray này sẽ gây đau đớn cho những con mồi khác.
II. Điều kiện môi trường sống và cách tạo bể nuôi cho cá chình Moray
Cá chình Moray hầu như chỉ sống ở vùng biển gần xích đạo và các vùng nhiệt đới có rạn san hô. Chúng dành phần lớn thời gian ẩn nấp vào giữa những vết nứt nhỏ và kẽ hở của san hô. San hô và đá là rất quan trọng để chúng hoạt động mình giữa, do đó khi nuôi loài cá này bạn nên đưa thêm các loại trang trí này vào trong bể để khuyến khích các hành vi tự nhiên và giữ chúng luôn vui vẻ.
Chúng khỏe hơn nhiều so với vẻ bên ngoài nên các vật trang trí như đá hay san hô bạn cần phải lắp đặt thật chắc chắn để tránh bị chúng làm đổ sập.
Còn phần đáy bể, bạn nên dùng một lớp cát hoặc sỏi mịn và mỏng do cá chình thường có sở thích chôn mình vào trong cát nhưng bạn nên đổ lớp cát vừa phải để bạn vẫn có thể nhìn thấy chúng dễ dàng hơn.
Do chiều dài cơ thể của chúng có thể dao động từ 12cm đến 4m, nên kích thước của bể cá sẽ thay đổi tùy theo loài.
Bạn không nên nuôi những con cá chình lớn hơn 3m do sẽ không đủ kích thước của bể cá để nuôi và rất bất tiện và khó khăn trong việc chăm sóc. Do đó, bạn nên chọn nuôi những con có kích thước nhỏ hơn với kích thước bể nuôi vào khoảng 113L, còn những con cá chình có kích thước nhỏ hơn dưới 38cm sẽ thoải mái và phù hợp trong những chiếc bể cá nhỏ khoảng 38L.
Ngoài ra, do bản chất tăng động của cá chình Moray, nên bể cá phải được trang bị nắp đậy an toàn và để hở khoảng trống vì những con cá này sẽ có thể nhảy ra bên ngoài bể cá.
Hơn nữa hãy đảm bảo rằng bạn nên thay nước bể cá thường xuyên từ 1 - 2 tuần 1 lần để ngăn ngừa sự tích tụ chất thải nitơ có trong bể.
Các thông số ưu tiên cho bể cá chình đó là phải có diện tích rộng rãi. Bên cạnh đó, chúng sẽ phát triển khoẻ mạnh trong điều kiện môi trường tiêu chuẩn với độ pH trong khoảng từ 7.6 đến 8.4, độ mặn từ 1.022 đến 1.025 và nhiệt độ nên ở khoảng 23 - 26°C.
III. Cá chình Moray ăn gì?
Trong tự nhiên, chúng là một loài săn mồi phục kích về đêm, nhưng trong bể cá chúng sẽ quen với thói quen kiếm ăn vào ban ngày.
Dù cá chình Moray là loài ăn thịt, nhưng các loài này sẽ được phân chia thành loài ăn các [sinh vật có vỏ cứng] (đông trùng hạ thảo) và những loài ăn cá (ăn tạp). Hai nhóm này có đặc điểm hàm răng khác nhau đã được đề cập ở phần trên.
Cũng giống như con người, chúng thích một chế độ ăn uống đa dạng. Điều này bạn có thể tự thực hiện được bằng cách cho chúng ăn thêm cá hoặc thịt như cua, mực và các loại cá khác cũng như các thức ăn sống để giúp con cá chình Moray có cơ hội thể hiện khả năng săn mồi trong bể cá của mình. Do bản tính ăn thịt nên chúng sẽ đòi hỏi bạn phải cho chúng ăn nhiều thịt.
Đôi khi chúng sẽ có thể xuất hiện tình trạng bỏ ăn, vấn đề này thường xảy ra do điều kiện nước kém và có thể được giải quyết bằng cách thay nước, hoặc ăn quá nhiều cũng là một nguyên nhân gây ra vấn đề này.
Nếu các thông số nước nằm trong mức độ bình thường mà chúng vẫn không ăn thì bạn có thể thử thay đổi thực phẩm để kiểm tra tình trạng của cá. Có thể trong thời gian đầu được nuôi, con cá chình sẽ chưa quen với môi trường sống kiểu này nên bạn cho chúng thời gian để làm quen và thích nghi cũng như bạn cần tiếp tục kiên trì chăm sóc cho đến khi việc ăn uống của chúng dần được ổn định.
Lưu ý thêm là không nên cho cá chình ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên, vì chúng sẽ sẽ ăn rất nhiều và liên tục gây ra béo phì và có thể bị biến chứng gan. Nên cho ăn hai lần một tuần là tốt nhất và mỗi lần cần cho chúng ăn no.
Như đã nói ở trên, thị lực của chúng không được phát triển nên chúng dễ nhầm lẫn bàn tay của bạn với thức ăn, vì vậy hãy sử dụng kẹp gắp thức ăn để đưa thức ăn vào bể cá lươn nhằm giảm nguy cơ bất ngờ bị chúng cắn.
V. Những loài cá phù hợp nuôi cùng với cá chình Moray
Nếu bạn muốn nuôi cá chình Moray với các loài cá khác, hãy chắc chắn rằng loài cá đó đã được đưa vào bể và nuôi trước đó một thời gian. Quan trọng nhất, các loài cá đó cần phải có kích thước cá chình.
Các loại cá như [Cá mú], [cá biển dọn vệ sinh] và [cá sư tử] đều sẽ là những người bạn đồng hành lý tưởng để nuôi cùng với cá chình.
Nhìn chung, cá chình nên được nuôi cùng với nhiều các loại cá lớn và khỏe mạnh khác. Bể cá càng lớn, thì rủi ro cho cá chình sẽ càng ít. Tuy nhiên, việc nuôi nhiều một cá thể cùng loài sẽ có thể dẫn đến đánh nhau do tranh chấp thực phẩm hoặc lãnh thổ, vì vậy nếu bạn nuôi nhiều hơn một con cá chình, hãy chắc chắn rằng bạn phải nuôi trong bể lớn với nhiều điểm ẩn nấp để chúng trốn thoát nhau.
VI. Cách chăm sóc và sinh sản
Chúng là loài cá khỏe mạnh và có khả năng chống lại hầu hết các loại bệnh. Chúng không bị ảnh hưởng bởi [bệnh đốm trắng] (Ichthyophthirius multifiliis), đây là một trong những bệnh của loài cá thường gặp nhất.
Hầu hết các vấn đề sức khỏe sẽ đến từ điều kiện nước kém, thức ăn hoặc bị tấn công từ các loài cá khác, nhưng đôi khi cá chình Moray có thể bị tổn thương và bị [viêm da].
Rất khó để có thể nhân giống chúng trong điều kiện nuôi trong bể cá. Lý do chính cho điều này là vì trong tự nhiên một con cái sẽ giao phối với một con đực hoặc với một vài con đực trước khi đẻ trứng ra ngoài.
Giai đoạn ấu trùng của cá chình Moray sau đó sẽ có thể kéo dài tới 10 tháng và rất khó để phân biệt giới tính của chúng bằng mắt thường nên rất khó để chúng có thể sinh sản trong một bể cá.
Qua bài viết này, mình đã giúp các bạn hiểu thêm về loài cá chình Moray là gì?, đặc điểm và cách nuôi chúng như thế nào cho hiệu quả?. Có thể nói rằng, nhờ vào màu sắc và hành vi độc đáo của cá chình Moray đã giúp chúng trở thành một sự lựa chọn phổ biến cho những người chơi cá cảnh có kinh nghiệm. Chúc các bạn thực hiện thành công!