logo

Tìm hiểu “hội chứng bể mới” thường gặp trên cá cảnh và cách ngăn chặn

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn về một hội chứng thường gặp trên các loài cả cảnh khi được nuôi trong bể cá đó là “hội chứng bể mới”.

Hầu hết những người chơi cá cảnh lâu năm đều biết rằng để thiết kế ra được một bể cá cảnh đúng chuẩn, thì bạn sẽ cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của một hồ cá đó là nhiệt độ, chế độ sục khí và cho cá ăn. Tuy nhiên đối với những người lần đầu chơi cá cảnh chưa có kinh nghiệm, thì thường hay bỏ qua các nguyên tắc cơ bản này.

Chẳng hạn như ít người biết rằng sau khi mua cá cảnh về thì không nên thả cá vào trong bể ngay. Môi trường bể cá phức tạp hơn nhiều so với những gì mà nhiều người thường hay nghĩ đến, và trong bài viết này, mình và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu về một vấn đề phổ biến mà chắc hẳn những người nuôi cá cảnh nằm cũng đã từng gặp phải, đó là 'hội chứng bể mới' của cá cảnh.

Xem thêm: Các loại cá biển mà người mới chơi cá cảnh nên nuôi

I. “Hội chứng bể mới” là gì?

Môi trường dưới nước khác hoàn toàn với môi trường không khí mà con người chúng ta thường sống, việc thở và di chuyển dưới nước xem ra là một vấn đề rất khó khăn. Chính vì điều này, mà cá và các động vật thủy sinh khác sẽ cần phải dựa vào quy tắc sinh tồn khác biệt so với động vật trên cạn để tồn tại. Chúng buộc phải duy trì sự cân bằng giữa việc hấp thu chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải tự nhiên. Một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với loài cá là khí nitơ, chúng có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất thải.

Thủy cung được xem như là là một cách tái tạo lại môi trường tự nhiên trong bể cá, và giống như trong thế giới trên cạn, chúng được điều khiển bởi một loạt các vi sinh vật có kích thước cực nhỏ. Những vi khuẩn nhỏ bé này khi sống trong nước sẽ chịu trách nhiệm điều khiển phần lớn các quá trình hóa học diễn ra trong bể cá. Và khí nitơ cũng không ngoại lệ, chúng sẽ được kiểm soát bởi các vi khuẩn đặc biệt này.

Vậy vấn đề nằm ở đâu? Đó là bất kỳ chu kỳ trao đổi chất dinh dưỡng nào cũng cần phải có thời gian để bắt đầu hoạt động đúng cách vì vi khuẩn có lợi cũng cần có thời gian để phát triển. Đối với các loài cá khi sống trong môi trường sống tự nhiên tất nhiên chúng không cần phải lo lắng về điều này, tuy nhiên khi mới được nuôi trong bể cá mới mua, thì trong bể cá đó chắc chắn chưa đủ điều kiện để cá có thể sống được.

Chính vấn đề này đã khiến những người chơi cá cảnh gọi với một cái tên đó là 'hội chứng bể mới'. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì thuật ngữ này có vẻ không chính xác nữa, vì sự thiếu hụt khí nitơ hoặc bất kỳ chu kỳ trao đổi dinh dưỡng nào khác cũng đều có thể xảy ra trong một bể cá cũ.

Xem thêm: Tìm hiểu hơn 50 loại cá có thể nuôi chung với cá Betta

II. Những ảnh hưởng của “hội chứng bể mới” đối với cá cảnh là gì?

Các hợp chất hóa học nồng độ cao có trong nước của bể cá có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến cá cảnh, thực vật và các động vật khác được nuôi trong bể.

Như mọi người đã biết, cá và các các sinh vật khác khi sống trong môi trường nước tự nhiên sẽ tạo ra chất thải hữu cơ, được gọi là amoniac. Đó là chất thải được tạo ra của quá trình cho ăn, hô hấp và các quá trình sinh học khác của cá. Khi đó, Amoniac được thải ra ngoài môi trường nới và bắt đầu phản ứng với các thành phần khác có trong nước.

Sau đó, các vi khuẩn có lợi trong nước sẽ bị kích thích bởi nồng độ amoniac ngày càng gia tăng và biến chúng thành các hợp chất ít gây hại hơn, được gọi là nitrit. Tiếp đó, một nhóm vi khuẩn khác sẽ xuất hiện và tiếp tục biến đổi các hóa chất này thành nitrat vô hại.

Những nitrat vô hại này sẽ là sản phẩm cuối cùng của chu trình biến đổi này, chúng được xem như là một loại phân bón tuyệt vời cho các thực vật thủy sinh có trong bể cá và sẽ không gây hại gì đến cá cảnh. Chúng cũng có thể được dùng làm thức ăn cho một số loài giáp xác nhỏ hoặc động vật khác.

Xem thêm: Cá vàng sống được bao lâu? 5 cách để tăng tuổi thọ cho chúng

Do đó, trong trường hợp những chu trình này không được hoạt động đúng cách, thì lượng amoniac sẽ trở nên dư thừa trong nước và trở thành độc tố gây hại cho các loài cá cảnh sống trong bể cá đó.

Chắc hẳn lúc này bạn sẽ thắc mắc rằng: làm thế nào để bạn biết mức độ ammonia nguy hiểm có trong bể cá của mình? Điều này có thể thực hiện được bằng cách bạn sử dụng bộ thử nghiệm để lấy mẫu nước và kiểm tra thành phần của nó, bao gồm cả nồng độ amoniac.

Thông thường, khi mức nồng độ tăng cao sẽ gây ra độc tố đối với cá, và bạn cũng có thể dễ dàng nhận biết bằng cách nhìn vào màu nước của bể. Trong trường hợp nước có nồng độ độc tố cao, thì màu nước sẽ rất đục và có một màu nâu đậm. Đây là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải ra tay ngăn chặn ngay trước cá cảnh gặp nguy hiểm và bị bệnh.

Ngoài ra, còn một dấu hiệu khác cho thấy nồng độ ammonia đã đạt đến mức nguy hiểm đó là kiểu bơi lội bất thường của cá cảnh. Khi cá phải tiếp cận với nồng độ Amoniac độc hại này, mang cá của chúng sẽ không thể xử lý được và đưa thẳng tới phổi của chúng, làm cho các di chuyển và kiểu bơi của chúng bị rối loạn hơn.

Xem thêm: Có nên nuôi giun biển trong bể cá? Giun có hại cho cá cảnh không?

III. Cách ngăn chặn “hội chứng bể mới”

Một trong những điều tiên quyết đầu tiên mà bạn cần ghi nhớ khi muốn ngăn chặn 'hội chứng bể mới' đối với các loài cá cảnh của mình đó là luôn luôn chủ động.

Với các nguyên nhân của 'hội chứng bể mới' đã được nêu trên, thì giờ các bạn cần tìm hiểu các phương pháp ngăn chặn vấn đề này bằng các cách như: lắp đặt bộ lọc sinh học, sử dụng các chất nền an toàn và sử dụng các hóa chất chuyên dụng để lọc nước.

Đầu tiên, việc sử dụng bộ lọc sinh học ngoài việc lọc cơ học như thông thường, chúng còn có khả năng loại bỏ chất thải thông qua các vật liệu tự nhiên và hoạt tính sinh học. Đây được xem là một tác dụng phụ đem lại lợi ích rất cao, chúng có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn nitơ có lợi để giúp bình thường hóa việc trao đổi chất trong môi trường bể cá.

Có nhiều loại chất nền khác nhau hiện đang được bày bán rất nhiều trên thị trường, và giống như bộ lọc sinh học, có nhiều loại chất nền thường chứa các viên nang giúp thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật hữu ích và giúp loại bỏ chất thải có trong môi trường nước.

Còn đối với các hóa chất chuyên dụng, chúng có tác dụng làm ổn định quá trình trao đổi khí và chất trong bể cá. Đây hiện đang là một giải pháp được sử dụng nhiều trong thời gian qua, do chúng có chứa nồng độ dinh dưỡng được đo chính xác và có thể được mua dễ dàng ở hầu hết các cửa hàng cá cảnh hoặc trên mạng.

Tất cả các phương pháp được liệt kê ở trên khi được sử dụng kết hợp sẽ giúp thay thế chu kỳ tự nhiên và làm cho vi khuẩn nitơ sinh trưởng và phát triển. Điều này sẽ giúp cho môi trường bể cá được thiết lập ở trạng thái tốt nhất nhằm ngăn ngừa các nguy cơ tiềm tàng gây ra “hội chứng bể mới”.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải tìm hiểu về vấn đề khi sử dụng một bể cá mới mua thì sẽ có những khác biệt gì.

Đầu tiên, với một bể cá mới thường sẽ không sẵn các chất thải có trong môi trường nước, cũng như sự phát triển của các sinh vật tạo ra nitơ sẽ bị hạn chế hơn. Do đó, cần phải mất một thời gian để chúng bắt đầu phát triển, điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ không thể xử lý tất cả các chất thải của cá khi chúng được cho ngay vào bể cá.

Vì lý do đó, nhiều người chơi cá cảnh thường dùng đến các hóa chất chuyên dụng để thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn cũng như hỗ trợ cho các bộ lọc sinh học. Khi thiết lập một bể cá mới, mình khuyên các bạn nên sử dụng máy điều hòa nước nhằm giúp bình thường hóa lượng oxy trong bể và tạo ra sự phát triển của các vi khuẩn. Sau khi điều hòa được thêm vào bể, bạn cần bật bộ lọc sinh học lên để tiến hành sục nước.

Điều quan trọng hơn hết để ngăn chặn 'hội chứng bể mới' đó là thời gian. Điều này rất quan trọng vì chỉ khi đủ thời gian thích hợp thì bạn mới có thể cho cá cảnh vào bể để nuôi, tất nhiên có nhiều loài cá cảnh vốn có bản chất khỏe mạnh và sức đề kháng cao nhưng tốt hơn hết là mọi người không nên mạo hiểm về vấn đề này.

Nếu bạn muốn đảm bảo rằng chất lượng nước trong bể cá đã hoàn toàn an toàn cho những chú cá của mình, thì bạn hãy dùng đến một bộ dụng cụ kiểm tra và lấy mẫu nước để theo dõi thường xuyên. Tùy thuộc vào thể tích của bể cá mà bạn đang dùng, mà thời gian phát triển của vi khuẩn có lợi sẽ mất từ ​​vài ngày cho đến vài tuần.

Một khi tất cả các thông số nước trong bể đã ổn định, thì bạn có thể đưa cá vào trong bể để nuôi. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải theo dõi mức độ độc tố có trong nước bằng cách sử dụng bộ xét nghiệm và kiểm tra nước thường xuyên. Nếu mức độ ammonia bắt đầu tăng cao và đạt đến nồng độ nguy hiểm, thì bạn cần phải tiến hành thay và lọc nước ngay.

Khi sự phát triển của vi khuẩn có lợi được ổn định, nồng độ amoniac và các hợp chất có hại trong nước sẽ bắt đầu giảm. Sau đó, quá trình chuyển hóa và trao đổi chất trong bể cá sẽ dần ổn định.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý không nên đưa thêm nhiều cá vào trong bể nuôi cùng một lúc, vì điều này có thể sẽ gây ra tình trạng không có đủ vi khuẩn để xử lý chất thải, mặc dù điều đó hiếm khi xảy ra. Nếu bạn muốn nuôi thêm 5 con cá trở lên vào trong một bể cá, thì việc kiểm tra nước thường xuyên là điều mà bạn bắt buộc cần phải thực hiện.

Vậy là bài viết này đã giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về “hội chứng bể mới” của cá cảnh cũng như các cách ngăn chặn tình trạng này một cách nhanh chóng nhất. Hơn nữa, bạn cũng nên nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi lựa chọn nuôi bất kỳ loài cá nào để có thể nuôi chúng một cách tốt nhất. Chúc các bạn thành công!