logo

Cá nóc lùn ăn gì? Cách nuôi, nhân giống, chăm sóc trong bể cá

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn một loài cá cảnh có tên cá nóc lùn. Đây là một loài cá có ngoại hình nhỏ nhắn và có tính cách rất thông minh, do đó chúng được nhiều dân chơi cá cảnh yêu thích và lựa chọn để nuôi trong bể cá của họ.

Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết về loài cá này thì mời các bạn cùng xem qua bảng tóm tắt sơ lược về loài cá này ngay dưới đây:

Mức độ chăm sóc: Bình thường
Tính cách: Sống theo lãnh thổ và hung hăng
Màu sắc: Phụ thuộc giới tính nhưng chủ yếu là màu vàng
Tuổi thọ: 4 năm
Kích thước: 0,6cm
Chế độ ăn: Chủ yếu là ăn thịt
Thuộc họ: Tetraodontiformes
Kích thước bể tối thiểu: 19L nước
Tương thích: sống trong môi trường nước ngọt

I. Cá nóc lùn là gì?

Cá nóc lùn còn có tên gọi tiếng anh là Pea Puffer, tên khoa học là Carinotetraodon travancoricus. Tên của chúng được đặt như vậy là do chúng có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 0,6cm.

Xem thêm: Cách nuôi và chăm sóc cá vàng đuôi quạt (Fantail)

Với kích thước nhỏ và tuổi thọ của chúng có thể lên tới 4 năm, nên loài cá này được nhiều người tìm nuôi trong vài thập kỷ qua.

Tuy nhiên, điều này đã dẫn đến việc các loài cá nóc lùn trong tự nhiên bị săn bắt quá mức, khiến loài cá này bị đưa vào danh sách dễ bị tuyệt chủng . Mặc dù vậy bạn vẫn có thể tìm mua loài cá này từ một nơi bán có uy tín với mức giá khá rẻ.

Chưa kể, những con cá này còn là những sinh vật nhỏ rất thú vị, chúng có thể thay đổi màu sắc và có khả năng sử dụng hai đôi mắt độc lập với nhau.

1. Ngoại hình

Với kích thước đặc biệt nhỏ, chúng chỉ có chiều dài tối đa lên đến 0,6cm khiến cho loài cá này trở thành một trong những loài cá nóc nhỏ nhất trên hành tinh.

Xem thêm: Cách nuôi cá Phượng Hoàng: Cách cho ăn, chăm sóc và tạo bể nuôi

Chúng có cơ thể tròn và mỏng về phía cuối đuôi, bao gồm vây lưng và vây hậu môn. Khi nhìn vào chúng, bạn sẽ nhận thấy đôi mắt của chúng có kích thước to hơn so với cơ thể nhỏ bé của chúng.

Con cá nóc lùn đực và cái sẽ khác nhau về ngoại hình khá nhiều, con đực sẽ có bụng màu vàng sáng, còn con cái thường có bụng màu trắng vàng và nhạt hơn. Con đực cũng có một sọc đen trên bụng mà con cái không có.

Cả con đực và con cái đều có những mảng tối ở phía trên của cơ thể, tuy nhiên con đực có một dải màu đen dày chạy từ vây ngực đến vây đuôi và con cái sẽ có những đốm đen nhỏ ngẫu nhiên trên cơ thể. Ngoài ra, một điểm nhận dạng khác nữa đó là con đực sẽ có nếp nhăn quanh mắt nhiều hơn con cái.

2. Hành vi điển hình

Cá nóc lùn có bản tính sống theo lãnh thổ và rất hung hăng với đồng loại của mình, đó là lý do tại sao khi bắt đầu nuôi loài cá này, thì bạn nên nuôi 1 con đực và một vài con cái. Điều này sẽ giúp chúng giảm bớt hành vi hung hăng cũng như khuyến khích chúng sinh sản nhiều hơn.

Xem thêm: Cách nuôi cá Thiên Thần: cho ăn, chăm sóc và nhân giống

Không giống như nhiều loài loài cá đơn độc khác, cá nóc lùn rất cởi mở và có thể sống cùng nhiều loài cá khác nhau.

Khi được nuôi trong bể, chúng thường di chuyển qua nhiều khu vực khác nhau để nhặt rác và kiếm thức ăn. Những con cá này cũng rất tò mò và chú ý đến môi trường xung quanh của chúng trong bể cá cũng như những gì mà con người đang làm bên ngoài bể.

II. Môi trường sống và cách tạo bể nuôi cá nóc lùn

Cá nóc lùn tập trung nhiều ở sông, hồ và cửa sông tại Tây Nam Ấn Độ. Các điều kiện của nước sẽ khác nhau giữa mỗi vùng với độ pH dao động từ 6,5-8,5 và nhiệt độ nước trung bình là 25 ° C.

Những con cá này đôi khi được tìm thấy ở vùng nước lợ tại cửa sông, tuy nhiên chúng không phải là cá nước lợ và bạn không nên nuôi chúng trong điều kiện như vậy trong bể cá nhà bạn vì điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của chúng.

Xem thêm: Cách nuôi cá Mây Trắng, thức ăn, chăm sóc, sinh sản và tạo bể cá

Ngoài ra, loài cá này thích sống ở những nơi có dòng chảy chậm của các dòng sông và hồ nước tĩnh lặng, nhất là ở những nơi có nhiều thực vật giúp che chở chúng khỏi dòng chảy của nước cũng như kẻ thù.

Chính trong những khu vực sinh sống này, loài cá nóc lùn sẽ biến mình thành những thợ săn nhỏ bé thông minh để săn mồi và kiếm ăn.

Khi nuôi chúng trong bể cá, thì bạn nuôi những con cá này bằng nước ngọt với nhiệt độ khoảng 25 -27 ° C, và độ pH của nước nên được duy trì trong khoảng từ 6,5 đến 7,0.

Nếu bạn đang sử dụng bộ lọc nước có đầu ra điều chỉnh được, thì hãy hướng nó về phía sau bể cá để giữ cho nước chảy ở mức tối thiểu. Chất nền phải là cát thô hoặc sỏi hạt nhỏ sẽ tạo điều kiện cho rễ cây lan rộng.

Xem thêm: Cách nuôi cá La Hán, thức ăn, nhân giống, chăm sóc trong bể cá

Khi nói đến thực vật, bạn nên đựa loài thực vật vào bể càng nhiều càng tốt vì nó sẽ mang lại cảm giác tự nhiên hơn cho cá và khuyến khích hành vi sinh sản chúng cũng như cung cấp nhiều oxy hòa tan để giúp cá nóc dễ thở hơn.

Còn về việc tạo bể cá thì kích thước tối thiểu của bể nuôi cá nóc lùn sẽ vào khoảng 19L nước.

Nếu bạn muốn tạo bể sinh sản cho chúng thì nên chọn bể có kích thước là 75L nước sẽ cung cấp nhiều không gian và thích hợp để nuôi một con đực với 3 con cái.

Lưu ý thêm là đối với mỗi bể cá có kích thước 19L nước, thì bạn chỉ nên nuôi một con cá nóc lùn.

Xem thêm: Cách nuôi cá vàng mắt lồi, thức ăn và tạo bể cá thế nào?

III. Cá nóc lùn ăn gì?

Trong môi trường sống tự nhiên, cá nóc lùn thường ăn tảo biển, côn trùng, ấu trùng và bọ chét nước.

Còn khi được nuôi trong một bể cá, thì bạn nên cố gắng cho chúng ăn theo một chế độ ăn gồm các loại thực phẩm sống và đông lạnh như giun máu, tôm ngâm nước muối, tôm nhỏ và ốc sên. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể cho chúng ăn một ít tảo biển để đổi món.

Bên cạnh đó, hãy thường xuyên cho cá nóc lùn ăn khoảng hai lần một ngày, tốt nhất là vào buổi sáng và buổi tối. Chúng là loài cá rất thông minh và sẽ tinh ý nhận ra bạn bước vào phòng và nhận biết rằng chúng sắp được cho ăn.

Lưu ý là bạn nên tránh không cho chúng ăn quá nhiều. Việc cho ăn quá nhiều có thể dẫn đến làm tăng đột biến nồng độ nitrat trong bể, do đó có thể làm cho tảo phát triển nhiều hơn và làm mất đi lượng nitrat quan trọng cho cá nóc lùn.

Xem thêm: Cách nuôi cá Koi đúng chuẩn, chúng ăn gì và sinh sản như thế nào?

Một cách tốt để giữ cho bể cá luôn sạch sẽ đó là bạn nên đặt một cái bát nhỏ ở dưới đáy bể cá, sau đó bạn có thể sử dụng nhíp dài để đặt thức ăn vào bên trong để tránh cho bàn tay và ngón tay của bạn bị cắn.

IV. Nên nuôi cá nóc lùn với các loài cá nào?

Trong tự nhiên, loài cá này có thể được tìm thấy trong các hệ thống sông ngòi với các loài cá nước ngọt khác như [cá Filament Barb], [cá Long-finned Barbs], [cá Paral] và [cá Orange Chromide].

Vì vậy, khi muốn chung với các loài cá khác, mình khuyên các bạn nên nuôi duy nhất loài cá này trong bể do chúng hành vi sống theo lãnh thổ và rất hung dữ đối với các loài cá khác.

Nếu bạn chọn nuôi chúng trong bể cộng đồng thì hãy chắc chắn nuôi chúng với những loài bơi nhanh nhỏ như cá Tetra, [cá Neon xanh], [cá hồng đăng], [cá Filament Barb], [cá trâm muỗi] hoặc [cá ngựa vằn].

Xem thêm: Cách nuôi cá Tetra - chăm sóc - thức ăn và sinh sản

Lưu ý rằng khi đã nuôi loài cá nóc lùn này thì bạn không nên nuôi thêm các loài động vật khác như tôm hoặc ốc vì đây đều là những con mồi của cá nóc lùn.

Ngoài ra bạn nên tránh nuôi cá nóc lùn này với các loài cá lớn săn mồi khác như Cá trê lớn hoặc với các loài cá di chuyển chậm và có vây dài như cá bảy màu vì chúng rất dễ bị ăn thịt. Hơn nữa, bạn nên nuôi các con cá đực tách biệt với nhau vì chúng có thể sẽ tranh giành lãnh thổ và hung hăng với nhau, đặc biệt là trong quá trình sinh sản.

Một con đực nên được nuôi với nhiều con cái, điều này không chỉ mang đến cho chúng môi trường thư giãn hơn mà còn tăng cơ hội giao phối thành công hơn khi nuôi trong bể cá.

V. Cách chăm sóc cá nóc lùn

Cá nóc lùn được biết đến với tính cách hung hăng, do đó cơ thể chúng rất dễ bị chấn thương. Đây là lý do tại sao bạn nên nuôi những con đực riêng biệt với nhau.

Xem thêm: Cá nô lệ ăn gì? Cách nuôi, chăm sóc và nhân giống trong bể cá

Nếu vô tình bạn nuôi nhiều cá nóc lùn đực trong bể cá, có thể sẽ khiến chúng đánh nhau nhiều hơn và làm cơ thể của chúng bị thương nhiều hơn, các vết thương này sẽ gây ra nhiễm trùng cho chúng do các vi khuẩn hoặc nấm gây nên.

Khi thấy cá nóc bị thương, bạn phải ngay lập tức chuyển chúng qua một bể cá riêng biệt để điều trị kháng khuẩn và kháng nấm tốt hơn.

Giống như hầu hết các loài cá nhiệt đới khác, khi nhiệt độ trong bể giảm xuống, điều này có thể khiến hệ miễn dịch của cá giảm xuống khiến chúng dễ mắc các bệnh như bệnh đốm trắng.

Bởi vì cá nóc lùn là loài ăn tạp, do đó điều cần thiết bạn cần làm đó là phải thực hiện làm sạch và vệ sinh bể cá hàng tuần nhằm loại bỏ các thức ăn thừa hoặc các ký sinh chết bằng cách sử dụng máy hút sỏi.

Xem thêm: Cá chình nước ngọt có mấy loại? Đặc điểm, cách nuôi và cách chăm sóc

VI. Vấn đề sinh sản của cá nóc lùn

Việc nuôi cá nóc lùn tương đối dễ dàng, miễn là bạn luôn giữ nhiệt độ nước ở khoảng 26 ° C. Một bể cá dùng để làm nơi sinh sản cho chúng phải có kích thước tối thiểu là 19L nước, thích hợp để nuôi một con đực với một con cái, tất nhiên nếu bạn có điều kiện hơn thì hãy chuẩn bị thêm một bể cá sinh sản riêng biệt cho chúng do điều này là không bắt buộc, vì chúng vẫn có thể sinh sản trong bể cá chính của bạn.

Một bể cá trong thời kỳ sinh sản cần phải được đặt nhiều thực vật, đây là điều bắt buộc vì con đực thường sẽ đuổi theo những con cái xung quanh bể cho đến khi chúng sẵn sàng để sinh sản. Tại thời điểm đó, con cái sẽ dẫn con đực vào giữa các cây thực vật trong bể để sinh sản, nhất là trong những đám rêu xanh.

Bạn cũng có thể sử dụng một miếng gỗ cây để làm cho hồ cá cảm thấy tự nhiên hơn cũng như cung cấp môi trường sống lý tưởng cho vi khuẩn có lợi như vi khuẩn nitrat phát triển cung cấp nhiều dưỡng chất cho chúng.

Sau khi sinh sản, cá con sẽ nở ra trứng trong khoảng 48 giờ. Khi cá con đã hấp thụ hoàn toàn lòng đỏ trứng của chúng (2-3 ngày sau khi nở), bạn nên bắt đầu cho chúng ăn hỗn hợp thức ăn tươi sống và tôm ngâm nước muối để giúp tốc độ sinh trưởng của cá con nhanh hơn.

Xem thêm: Các loại cá vàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Ngoài ra, bạn cũng nên đặt thêm một bộ lọc bọt biển vào trong bể cá để hạn chế việc tạo dòng nước chảy - nếu không cá con có thể sẽ bị hút vào bộ lọc khí.

Vậy là bài viết này đã giới thiệu đến các bạn về loài cá nóc lùn cũng như tìm hiểu rõ hơn về cách chăm sóc và nuôi loài cá này. Tất nhiên, bạn đừng quên nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi lựa chọn nuôi bất kỳ loài cá nào để có thể nuôi chúng một cách tốt nhất. Chúc các bạn thành công!