logo

Cách nuôi cá La Hán, thức ăn, nhân giống, chăm sóc trong bể cá

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn một loài cá cảnh có tên cá La Hán. Đây là một loài cá cảnh nổi tiếng với ngoại hình và màu sắc độc đáo, rất thích hợp cho những dân chơi cá cảnh muốn tạo thêm sự mới mẻ cho bể cá của gia đình mình.

Loài cá này được cho là mang một vẻ đẹp kỳ lạ khiến chúng trở thành một trong những loài cá cảnh được dân chơi cá cảnh săn lùng nhiều nhất hiện nay.

Do đó, để biết thêm phương pháp chăm sóc, cách cho ăn và nuôi cá La Hán tốt nhất thì mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây. Trước tiên mời các bạn cùng xem qua các thông tin tóm tắt về loài cá này:

Xem thêm: Cách nuôi và chăm sóc cá vàng đuôi quạt (Fantail)

Mức độ chăm sóc: Trung bình
Tính cách: Khá hung hăng
Màu sắc: Màu xanh, tím, xanh lá cây, đỏ và nhiều hơn nữa
Tuổi thọ: Lên đến 10 năm
Kích thước: Lên đến 40cm
Chế độ ăn: Ăn tạp
Thuộc họ: Cichlidae
Kích thước bể tối thiểu: 284L Nước
Thiết lập bể nuôi: Nước ngọt, ít thực vật

I. Giới thiệu về cá La Hán

Cá La Hán có tên gọi tiếng Anh là Flowerhorn Cichlid, đây là một loài nhân tạo được chọn lọc bởi những người nuôi cá Trung Quốc vào đầu thế kỷ 21, điều này có nghĩa đây không phải là loài cá tự nhiên và chúng thuộc họ cá Cichlidae Nam Phi.

Hiện nay loài cá này đã được nuôi và thả ra ngoài tự nhiên, nên chúng cũng đang có mặt tại một số vùng biển trên thế giới.

Loài cá này ra đời là kết quả của việc chọn lọc nhân giống từ các loài cá Nam Phi khác nhau và đều có đặc điểm chung là thân hình thon dài và hình dạng đầu độc đáo. Chúng có tuổi thọ khá ấn tượng và có thể sống tới 12 năm nếu được chăm sóc tốt.

Cá La Hán Mức được biết đến nhiều hơn kể từ lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường vào năm 1996. Những con cá này hiện đang được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng cá cảnh với mức giá khá phù hợp.

Xem thêm: Cách nuôi cá Phượng Hoàng: Cách cho ăn, chăm sóc và tạo bể nuôi

1. Ngoại hình

Cá La Hán có thân hình thon dài, hơi nén từ hai bên, mặc dù có một số giống có thân tròn hơn giống hình cái đĩa. Vây lưng và vây hậu môn của chúng kéo dài đến tận gốc đuôi.

Một trong những đặc điểm nổi bật của chúng là cái đầu phình nhô ra với đôi mắt được ẩn sâu vào trong. Đây là một trong những điểm nhấn mang tính biểu tượng nhất trong thế giới cá cảnh, chỉ cần nhìn vào hình bóng của chúng là bạn sẽ dễ dàng nhận ra đó là cá La Hán.

Ngoài ra, cả vây hậu môn và vây lưng của chúng đều có một kiểu dáng giống như bím tóc. Đuôi của chúng gần như tròn và mỏng hơn các vây khác. Vây ngực của chúng nhìn rất tinh tế và có thể nhìn xuyên qua nhưng lại ngắn hơn nhiều so với tất cả những cái vây khác.

Hình dạng độc đáo của loài cá này được kết hợp với nhiều màu sắc rất phong phú từ màu vàng, đỏ rực cho đến tím nhạt. Chưa kể, hình dáng cơ thể của chúng vẫn mang ảnh hưởng từ các loài cá thuộc họ Cichlids Nam Phi mà chúng được lai tạo.

Xem thêm: Cách nuôi cá Thiên Thần: cho ăn, chăm sóc và nhân giống

2. Hành vi điển hình

Loài cá lai này có hành vi và tính cách khá hung hăng đặc trưng của loài cá Cichlids, chúng thường xuyên gây gổ với các loài cá ngoại lai.

Mặc dù không sống theo bầy đàn nhưng chúng vẫn thích bơi theo cặp, điều này giúp giảm bớt sự hung dữ của chúng và khiến chúng cảm thấy bớt căng thẳng hơn.

Do cơ thể cồng kềnh của chúng, nên loài cá này thường bơi khá chậm khi so với những con cá nhỏ hơn. Giống như trong môi trường sống tự nhiên, cá La Hán rất thích di chuyển lên xuống ở cột nước trong bể cá.

II. Môi trường sống và cách tạo bể nuôi cá La Hán

Cá La Hán vốn dĩ là loài cá được nuôi nhốt kể từ khi chúng được lai tạo và nuôi đại trà. do đó chúng ta không thể liệt kê chính xác về môi trường sống tự nhiên nào phù hợp nhất với chúng, nhưng khả năng cao là môi trường sống của chúng sẽ tương tự như hầu hết các loài Cichlids khác.

Xem thêm: Cách nuôi cá Mây Trắng, thức ăn, chăm sóc, sinh sản và tạo bể cá

Thường thì những loài cá này thường được tìm thấy ở vùng nước nhiệt đới ẩm, chúng thích sống ở những lưu vực nước di chuyển chậm với một lượng lớn thực vật sống nằm ở phía dưới đáy sông. Những điều kiện môi trường này bạn hoàn toàn có thể tái tạo lại trong bể cá nhà bạn, điều duy nhất mà bạn cần quan tâm đó là kích thước bể và số lượng cá cần nuôi là bao nhiêu để phù hợp.

Cá La Hán này thích sống ở vùng nước sạch với lưu lượng vừa phải, đây là lý do tại sao bạn nên sử dụng bộ lọc nước cho bể cá của mình. Điều này rất quan trọng vì chúng giúp duy trì bể cá luôn được thay nước thường xuyên vì loài cá này có cách sống khá bừa bộn.

Các thông số nước là cực kỳ quan trọng để đảm bảo rằng cá La Hán không bị bệnh và đặc tính sinh hoạt tự nhiên của chúng luôn được ổn định. Nhiệt độ nước trong bể khi nuôi loài này nên ở mức từ 26 - 30°C.

Độ axit của nước cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng , do đó độ axit nên được giữ trong khoảng 6,5-7,8pH, trong khi độ cứng của nước phải được giữ trong phạm vi sau từ 9-20 dGH. Bạn cần phải luôn theo dõi các thông số này thường xuyên vì đây chính là chìa khóa để giữ cho chúng luôn khỏe mạnh.

Xem thêm: Cách nuôi cá vàng mắt lồi, thức ăn và tạo bể cá thế nào?

Còn về vấn đề trang trí hồ cá, thì loài cá La Hán rất thích đào chất nền ở đáy bể và thường xuyên ăn và phá các loại cây sống trong bể.

Đối với chất nền, bạn nên sử dụng sỏi đơn màu và nhiều đá để tạo lớp phủ nhân tạo. Lưu ý bạn nên chọn những vật liệu nhỏ gọn tránh đặt những đồ trang trí to lớn và sắc nhọn vì điều này sẽ gây nguy cơ làm tổn thương đến cá.

Để nuôi cá La Hán đúng chuẩn, bạn nên sử dụng một bể cá có thể tích ít nhất là 265L nước. Còn nếu muốn nuôi cá La Hán cùng với các loài cá khác thì bạn sẽ cần phải chuẩn bị một bể cá có kích thước ít nhất là 814L.

III. Nên nuôi cá La Hán với những loài cá nào?

Phần lớn cá La Hán đều có tích cách khá hung dữ và khả năng tương thích với các loài cá khác rất hạn chế. Mặc dù vậy, vẫn có một số loài cá có thể phù hợp để nuôi cùng với cá La Hán nếu bạn đã lên kế hoạch nuôi cẩn thận.

Xem thêm: Cách nuôi cá Koi đúng chuẩn, chúng ăn gì và sinh sản như thế nào?

Bởi vì loài cá này được nhân giống một cách nhân tạo và chưa từng được sống trong tự nhiên, nên rất khó để nói rằng chúng sẽ hòa hợp cùng với loài cá nào trong tự nhiên. Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào các loài cá cùng họ với cá La Hán để phân tích.

Tốt hơn hết là bạn nuôi những con cá này một mình hoặc nuôi theo cặp. Đầu tiên, hồ cá nên rộng ít nhất là 568L nước nếu bạn muốn nuôi chúng với các loài cá khác. Điều này nhằm tránh các loài cá trở nên xung đột và giữ cho chúng luôn được khỏe mạnh.

Những người bạn nên nuôi cùng bể cá với cá La Hán thường là những con cá có kích thước tương tự hoặc lớn hơn một chút với tính khí tương tự, ví dụ như [cá chim], [cá da trơn], [cá lau kính] và [cá hoàng đế].

Ngoài ra, cá La Hán sẽ không phù hợp để nuôi với những con cá nhỏ và bơi chậm hơn. Loài cá này có thể được nuôi cùng với nhau nhưng do bản chất hung dữ của chúng khiến việc nuôi chung trong một bể cá sẽ trở nên khó khăn hơn. Mặc dù điều này không phải là không thể thực hiện được nhưng bạn sẽ cần đảm bảo rằng chúng có đủ không gian sống và thức ăn cho mỗi cá nhân để hạn chế tình trạng chúng chiến đấu và giành giật thức ăn của nhau.

Xem thêm: Cách nuôi cá Tetra - chăm sóc - thức ăn và sinh sản

IV. Cá La Hán ăn gì?

Cá La Hán ăn khá nhiều do chúng có kích thước khá lớn. Chúng sẽ vui vẻ ăn bất cứ thứ gì có trong bể, có thể là thực phẩm sống hoặc đông lạnh. Vốn là loài ăn tạp, chúng cũng yêu cầu bổ sung rau xanh vào chế độ ăn uống của mình.

Loài cá này có thể ăn tất cả các loại thực phẩm nhưng điều quan trọng là thực phẩm của chúng phải giàu protein, vì đây là hợp chất quan trọng và chiếm phần lớn trong chế độ ăn uống của chúng.

Sự đa dạng của chế độ ăn uống cũng đối vai trò quan trọng tương tự như chất lượng. Do đó, bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn được làm sẵn và các loại thịt như tôm, giun máu, dế khô, châu chấu khô, cá phi lê nhỏ hoặc các động vật chân khớp.

Ngoài việc cung cấp các loại thịt, bạn cũng nên cho chúng ăn một số thực phẩm từ thực vật bằng cách dùng các thực phẩm rau đóng gói sẵn mua tại cửa hàng hoặc lấy các cây thực vật sống cho vào bể cá.

Xem thêm: Cá nóc lùn ăn gì? Cách nuôi, nhân giống, chăm sóc trong bể cá

Đối với cá La Hán trưởng thành thì bạn nên cho chúng ăn hai hoặc ba lần một ngày tùy thuộc vào hệ thống tiêu hóa của chúng hoạt động như thế nào. Nếu khẩu phần ăn hợp lý, cá sẽ thường tiêu thụ thức ăn trong vòng 5 phút.

Ngoài ra, chúng là một loài cá khá khỏe mạnh do đó sẽ không yêu cầu bất kỳ chất dinh dưỡng bổ sung nào.

V. Cách chăm sóc cá La Hán

Đây là loài cá khá khỏe mạnh do đó người nuôi không cần phải chăm sóc quá nhiều.

Chế độ ăn uống của chúng không phải là một vấn đề quá đau đầu, do đó về mặt kỹ thuật nuôi và chăm sóc, thì những người mới chơi cá cảnh lần đầu và chưa có kinh nghiệm vẫn có thể nuôi được loại cá này, chỉ lưu ý là bạn cần dành nhiều thời gian hơn cho việc làm sạch bể và sử dụng các thiết bị hỗ trợ có trong bể cá.

Xem thêm: Cá nô lệ ăn gì? Cách nuôi, chăm sóc và nhân giống trong bể cá

Do có kích thước khá lớn nên cách phân chia lãnh thổ cũng sẽ phức tạp hơn. Hành vi hung hăng của chúng có thể hơi cực đoan và thậm chí chúng có thể tấn công cả chủ nhân trong khi đang cho ăn. Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra, nhưng các bạn cũng nên chú ý khi đặt tay gần mặt nước để tránh làm khiêu khích loài cá này.

Rất may là chúng khá khỏe mạnh nên không dễ bị mắc các bệnh đặc biệt, chúng có thể dễ dàng tự làm tổn thương bản thân khi đào các chất nền ở dưới đáy bể hoặc bơi gần những tảng đá sắc nhọn. Tất nhiên những điều này có thể dễ dàng tránh được nếu bạn lọc chất nền trước đó và đảm bảo rằng không đặt các vật có mảnh sắc nhọn nào vào bể.

Ngoài ra, chúng vẫn có nguy cơ bị ngộ độc và bị nhiễm trùng da, do một số nguyên nhân đến từ thành phần hóa học có hại của nước như thiếu oxy hoặc hàm lượng lưu huỳnh cao. Tuy nhiên chúng có thể được điều trị các căn bệnh này bằng cách thêm hóa chất vào nước để phòng bệnh và giúp làm tăng tốc độ phục hồi của căn bệnh.

VI. Cách nhân giống cá La Hán

Trong điều kiện nuôi trong bể, vấn đề nhân giống của cá La Hán khá dễ dàng và không có bất kỳ vấn đề nào xảy ra. Chỉ cần bạn lưu ý đến một số điều sau đây:

Xem thêm: Cá chình nước ngọt có mấy loại? Đặc điểm, cách nuôi và cách chăm sóc

Đầu tiên, bạn sẽ cần tạo một bể cá sinh sản thực sự lớn vì chúng sẽ không thể sinh sản thành công khi được nuôi trong bể cá chung và làm ảnh hưởng đến kích thước phát triển của chúng.

Những loài cá này sẽ phát triển trưởng thành hoàn toàn trong khoảng từ 1,5-2 năm. Một số cá thể có khả năng sinh sản sớm hơn chỉ khoảng 12 tháng tuổi.

Quá trình sinh sản sẽ xảy ra một cách tự nhiên mà không cần phải can thiệp để tạo sự kích thích. Con cái thường đẻ trứng trên một chất nền mịn như đá hoặc gốm, chúng có thể đẻ tới 900 trứng và sau đó sẽ được con đực thụ tinh.

Nếu con đực trở nên đặc biệt hung dữ, bạn hãy đặt một dải phân cách giữa nó và con cái.

Xem thêm: Các loại cá vàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Những con cá non đầu tiên bắt đầu nở vào cuối ngày thứ hai và hai ngày sau chúng sẽ bắt đầu bơi xung quanh bể cá. Bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn như tôm ngâm nước muối hoặc thực phẩm chuyên biệt dành riêng cho cá con mà bạn có thể mua tại cửa hàng cá cảnh.

Các con cá trưởng thành sẽ chăm sóc con non trong khoảng hai tháng, sau đó bạn có thể đặt những con cá nhỏ này vào lại bể cá chung. Sau đó, chúng sẽ bắt đầu phát triển về ngoại hình đặc trưng của chúng vào khoảng 6 tháng và định hình giới tính cùng một lúc.

Vậy là bài viết này đã giới thiệu đến các bạn về loài cá La Hán cũng như cách chăm sóc và nuôi loài cá này sao cho phù hợp. Tất nhiên, bạn đừng quên nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi lựa chọn nuôi bất kỳ loài cá nào để có thể nuôi chúng một cách tốt nhất. Chúc các bạn thành công!