logo

Ốc Nerita là gì? Đặc điểm và cách nuôi trong bể cá

Nuôi ốc Nerita là một trong những giải pháp tốt nhất dành cho những ai đang muốn làm sạch bể cá của mình một cách tự nhiên, cho dù đó là nước ngọt hay nước mặn. Loài ốc này sẽ dành phần lớn thời gian để di chuyển quanh bể và ăn tất cả các loại tảo có hại trong bể cá.

Chúng rất dễ chăm sóc và sinh sản để giúp tăng số lượng quần thể ốc lên. 

Với chiều dài chưa đến 3cm, bạn sẽ không cần phải lo lắng về việc tạo không gian của chúng trong bể cá của mình.

Xem thêm: Cá Gramma Hoàng gia là gì? Cách nuôi và cho ăn khi nuôi trong bể

Trong bài viết này, mình sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết về loài ốc Nerita, bao gồm hướng dẫn cách chăm sóc, cho ăn và cách tạo bể nuôi phù hợp.

I. Ốc Nerita là gì?

Ốc Nerita là loại ốc thuộc họ Neritidae, với bao gồm hơn 200 loài ốc khác nhau. Hầu hết chúng đến từ vùng nước lợ, bờ biển và một số ít sống ở sông suối. Điều này cho thấy ốc Nerita có thể sống được sử dụng trong cả 2 môi trường đó là nước ngọt và nước mặn.

Mức độ chăm sóc: Dễ dàng
Tính cách: Lành tính
Màu sắc: Phụ thuộc vào loài
Tuổi thọ: 1-2 năm
Kích thước: Lên đến 3cm
Chế độ ăn: Động vật ăn cỏ
Thuộc họ: Neritidae
Kích thước bể tối thiểu: 19L
Kiểu bể nuôi: Nước ngọt, ăn đá đá và gỗ lũa
Khả năng tương thích: Sống hòa bình

Những con ốc sống trong nước ngọt thường có nguồn gốc từ vùng nước lợ ở Đông Phi còn các con ốc sống trong nước mặn thì thường có xu hướng đến từ bờ biển Thái Bình Dương hoặc vùng biển Caribbean.

Những con ốc này đã thích nghi với việc sống ở vùng nước ngọt, vì vậy bạn hoàn toàn có thể nuôi loài ốc nerita này trong bể cá nước ngọt của mình. Chúng sẽ sống trong vòng từ 1 - 2 năm và có kích thước khoảng 3cm.

Xem thêm: Cá chìa vôi là gì? Đặc điểm và cách nuôi trong bể

Lý do chính mà mọi người thường nuôi thêm những con ốc này là vì chúng là sẽ giúp làm sạch bể cá nhờ vào khả năng ăn các loài tảo biển gây hại có trong bể cá. 

Ốc sên thường không hoạt động nhiều, nhưng chúng là những sinh vật hiền lành và sẽ không gây ra bất cứ vấn đề gì cho những con cá cảnh của bạn.

Tuy nhiên, loài ốc này sẽ dễ trở thành con mồi nếu như trong bể cá của bạn đang nuôi toàn những con cá lớn và hung dữ.

Hành vi đặc trưng

Ốc sên không hoạt động nhiều và chúng sẽ từ từ di chuyển xung quanh bể cá để tiêu thụ các loại tảo có trong bể cá của bạn.

Xem thêm: Cá Garibaldi là gì? Cách chăm sóc và nuôi trong bể cá

Đôi khi bạn sẽ có thể nhận thấy con ốc nerita sẽ bị lật người chúng lên trên, nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng và chân cơ của chúng rất linh hoạt và sẽ có thể tự lật lại.

Loài ốc cũng cần ngủ giống như chúng ta vậy, nhưng giấc ngủ của chúng sẽ được thực hiện theo chu kỳ 2 - 3 ngày. Chúng được xem là sẽ có khoảng 7 lần ngủ trong khoảng thời gian từ 13-15 giờ và sau đó chúng sẽ dành cỡ 30 giờ sau đó để hoạt động. 

Ngoại hình

Nếu tiến hành giải phẫu một con ốc Nerita, thì sẽ thấy có một lớp vỏ cứng, cuộn tròn và nằm trên một lớp cơ bắp chân bên dưới để có thể di chuyển và đẩy con ốc tiến về phía trước. Ngoài ra, chúng còn có đến bốn xúc tu nhạy cảm.

Ốc Nerita nếu được sống trong môi trường tốt sẽ có thể phát triển kích thước lên tới 3cm. Các loài ốc nerita khác nhau sẽ có màu sắc và dấu hiệu khác nhau, nhưng đều có chung hình dạng và cấu trúc cơ bản. Sau đây sẽ là một vài con ốc nerita tiêu biểu:

Xem thêm: Cá bướm là gì? Kỹ thuật nuôi và chăm sóc

Ốc ngựa vằn: ốc này thường có các đường kẻ sọc nằm trên vỏ của chúng. Các sọc này thường có màu đen và vàng, nhưng các họa tiết sẽ có thể khác nhau.

Ốc sên hổ cũng có ngoại hình tương tự như ngựa vằn, ngoại trừ chúng có màu cam nổi bật hơn nhiều. Các sọc của chúng cũng có nhiều răng cưa hơn, điều này mang lại cho mỗi con ốc sên hổ có ngoại hình hơi khác nhau.

Ốc Olive: đây là loài ốc thường được nuôi trong bể cá. Màu sắc trên vỏ của chúng thường có màu vàng nhạt và không có hoa văn trên vỏ. Bên cạnh đó các đường sọc màu đen và màu vàng sẽ tạo ra ngoại hình tuy đơn giản nhưng rất thu hút về loài ốc này.

Ốc sừng: loài ốc này sẽ có một chút khác biệt so với ba con ốc trên. Chúng có các sọc đen - vàng và dọc theo các sọc trên thân ốc  là một loạt các phần sừng màu đen.

Xem thêm: Cá dơi là gì? Kỹ thuật nuôi, cho ăn và tạo bể cá

II. Điều kiện sống của ốc Nerita

Trong môi trường biển tự nhiên, chúng chủ yếu được tìm thấy tại các vùng ven biển như rừng ngập mặn và cửa sông có nhiều đá và những nơi có tảo mọc nhiều.

Để tạo ra bể cá nước mặn bạn sẽ cần đến nhiều các loại đá sống để làm cho tảo mọc nhiều trên bề mặt này, giúp ốc có chỗ trú ngụ.

Một con ốc nerita sẽ có bốn xúc tu rất nhạy cảm. Trong môi trường nước, các hạt cát sẽ làm giảm nguy cơ bị trầy xước. Phần đáy biển là nơi có nguồn cung cấp canxi rất tốt cho ốc sên và giúp cho lớp vỏ của chúng luôn chắc khỏe.

Các thông số nước yêu cầu của cả ốc nước mặn và nước ngọt đều giống nhau, môi trường sống thích hợp của chúng là độ pH từ 8.1-8.4, nhiệt độ khoảng 23-26°C và độ mặn là 1.020 - 1.028sg.

Xem thêm: Cá thia biển là gì? Cách nuôi và chăm sóc trong bể cá

Trong môi trường nước ngọt, một vài loài ốc nerita thường sống trong các môi trường như rừng và sông suối. Như đã nói ở trên, một số loài ốc biển và nước lợ cũng sẽ thích nghi để sống trong nước ngọt. Do đó, các thông số để tạo ra bể nuôi bằng nước ngọt và nước mặn đều giống nhau.

Đá và gỗ lũa là những đồ trang trí lý tưởng cho bể cá nước ngọt và bạn nên tạo nhiều hang động để làm ra những điểm ẩn nấp cho ốc.

III. Tạo bể nuôi cho ốc Nerita

Tiêu chí chính để nuôi ốc là bể cá phải nhỏ và yên tĩnh, ngoài ra bạn có thể nuôi những con ốc này với hầu hết các loài cá.

Ngoài ra, mực nước của vùng ven biển thường thay đổi theo thủy triều, vì vậy con ốc sẽ không sống hoàn toàn ở dưới nước và vào ban đêm thì ốc nerita sẽ di chuyển lên trên cạn. Do đó, để tạo bể nuôi ốc, bạn cần hạ thấp mức nước xuống  khoảng 2 -6cm để giúp cho chúng có thể leo lên trên cạn trong thời gian ngắn.

Xem thêm: Cá chim Hoàng đế là gì? Đặc điểm và kỹ thuật nuôi trong bể

Ngoài ra, cũng lưu ý rằng do ốc thường di chuyển rất giỏi nên bạn cần trang bị thêm nắp đậy cho bể để phòng ốc di chuyển ra bên ngoài.

Trước khi nuôi ốc, bạn cần đảm bảo rằng các thông số nước đã phù hợp với độ pH cao từ 8.1-8.4, nhiệt độ là 23 - 26°C và lượng amoniac, nitrit và nitrat nên để dưới 20mg /L.

Bạn không cần sử dụng thêm bất kỳ thiết bị đặc biệt nào để duy trì các điều kiện nuôi ốc này, do đó chỉ cần một bộ lọc không khí cho bể cá là đủ. Nếu bạn chỉ cần nuôi từ 1 đến 2 con ốc thì bạn cần sử dụng bể cá có kích thước 38L là được.

Mặc dù ốc nerita rất ôn hòa và hiền lành nhưng không phải loài cá nào cũng sẽ thích hợp để nuôi cùng chúng. Do đó, khi muốn nuôi ốc bạn không nên nuôi cùng với các loại cá như [cá rô phi], cá tetra, [cá bảy màu] và [cá chẽm].

Xem thêm: Cá thia lá mạ là gì? Đặc điểm, cách nuôi và chăm sóc

Ngoài ra, bạn vẫn có thể nuôi chúng cùng với các loại tôm và thậm chí là các loài ốc khác cũng rất ổn. Tuy nhiên, bạn không nên nuôi quá nhiều loại ốc trong cùng một bể vì chúng có thể sẽ không có đủ tảo để ăn.

IV. Ốc Nerita ăn gì?

Loài ốc thường bù trừ cho sự chậm chạp của mình bằng cách nhặt các cặn bã từ thực vật bằng các xúc tu để cạo và tiêu hóa thức ăn. Chúng chủ yếu ăn các loại tảo được hình thành trên các bề mặt trong môi trường nước như đá và san hô.

Nếu lượng tảo trong bể cá không phát triển đủ nhanh thì bạn nên đưa thêm các thực phẩm khác vào cho chúng ăn như các loại rau xanh như rau chân vịt và rau diếp là phù hợp nhất. Hãy nhớ rằng chỉ nên cho ăn rau nếu không có đủ lượng tảo trong bể của bạn..

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý với việc bạn cho ốc ăn bao nhiêu, nếu cho ăn quá nhiều sẽ gây các tác dụng khác nhau đối với sức khỏe của ốc. 

Xem thêm: Sao biển là gì? Đặc điểm và cách ăn của chúng khi nuôi trong bể

Tuy vậy, ốc nerita thường rất đơn giản và không cầu kỳ trong việc ăn uống. Chúng rất dễ để nuôi và bạn hãy yên tâm rằng chúng sẽ không ăn các loại thực vật được trồng trong bể của của bạn.

V. Cách chăm sóc ốc Nerita

Giống như tất cả các sinh vật thủy sinh khác, ốc nerita có thể gặp các vấn đề về sức khỏe nếu như không được chăm sóc đúng cách.

Vỏ ốc là một nguyên nhân gây bệnh rất đáng lo ngại. Đôi khi do sự tăng trưởng của vỏ sẽ là cho cơ thể của ốc trở nên bị còi cọc bởi do hai nguyên nhân chính dẫn đó là nhiệt độ thấp và không ăn đủ thức ăn.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây ra một số vấn đề với vỏ ốc do các năng lượng từ thực phẩm sẽ làm cho vỏ ốc phát triển nhanh hơn.

Xem thêm: Cá vẹt là gì? Có nên nuôi cá vẹt trong bể cá không?

Trong tự nhiên, ốc nerita sẽ có vỏ sẫm màu vì không có nhiều thức ăn và làm cho lớp vỏ phát triển rất chậm.

Do đó, các loài ốc đều cần đến canxi để giữ cho vỏ của chúng luôn chắc khỏe, vì vậy nếu thiếu canxi sẽ có thể làm cho vỏ ốc bị yếu và dễ nứt mẻ. Để giải quyết vấn đề này, thì bạn hãy bổ sung canxi cho ốc bằng cách thả nhiều các loại vỏ hải sản xuống đáy bể để cung cấp thêm canxi cho ốc.

Hơn nữa, bạn cũng cần để ý đến những đốm trắng có trên vỏ ốc, vì rất có thể đó là những con ký sinh trùng đã bám vào vỏ ốc, nếu không phát hiện kịp thời thì theo thời gian con ốc sẽ dễ bị thương hoặc bị chết tùy thuộc vào loài ký sinh trùng bám vào chúng.

Cuối cùng, bạn cần nhớ hãy giữ cho nước trong bể của mình luôn sạch sẽ và không bị nhiễm bẩn. Chỉ cần nước trong bể có dính các chất lạ và hóa học thì đều có thể gây tử vong cho ốc.

Xem thêm: Cá Trạng Nguyên là gì? Đặc điểm, cách nuôi và chăm sóc

Vậy là mình đã giới thiệu đến các bạn về loài ốc Nerita và hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc loài ốc này sao cho khỏe mạnh và hiệu quả nhất. Có thể nói rằng việc nuôi loài ốc này sẽ có lợi ích rất lớn trong việc làm sạch bể cá của bạn một cách hoàn toàn tự nhiên và an toàn. Chúc các bạn thực hiên thành công!