logo

Cá chim Hoàng đế là gì? Đặc điểm và kỹ thuật nuôi trong bể

Cá chim Hoàng đế luôn là sự lựa chọn hàng đầu của tay chơi cá cảnh. Loài cá này vừa rất thu hút với màu sắc rực rỡ và được ví như là viên ngọc quý của thế giới đại dương.

Cách chăm sóc loài cá này sẽ rất khó khăn nên chúng chỉ thích hợp để nuôi với những người nuôi cá cảnh đã có kinh nghiệm, chưa kể các yêu cầu về kích thước bể và các thông số nước đều rất nghiêm ngặt để có thể nuôi được loài cá này.

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu chi tiết về loài cá chim hoàng đế này cũng như sẽ hướng dẫn cụ thể cách tạo bể cá và kỹ thuật nuôi chúng với phương pháp đúng cách nhất.

Xem thêm: Cá Gramma Hoàng gia là gì? Cách nuôi và cho ăn khi nuôi trong bể

Mức độ chăm sóc: Vừa phải
Tính cách: Khá tích cực
Màu sắc: Vàng xanh
Tuổi thọ: Hơn 20 năm
Kích thước: Lên đến 30cm
Chế độ ăn: Ăn tạp
Thuộc họ: Pomacanthidae
Kích thước bể tối thiểu: 473L
Kiểu bể cá: Hải dương: Đá và San hô
Phù hợp với rạn san hô: Khác nhau

I. Cá chim Hoàng đế là gì?

Cá chim Hoàng đế là một trong những loài cá nước mặn nổi bật và đẹp nhất đại dương.

Chúng được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1787 và được đặt tên khoa học là Pomacanthus Imperator, thuộc họ Pomacanthidae và thường được tìm thấy ở Ấn Độ Dương.

Loài cá này có tuổi thọ lên tới 20 năm khi được nuôi trong bể cá và trong tự nhiên thậm chí còn tồn tại lâu hơn thế. Chúng loài cá rất khó khăn để nuôi trong bể do yêu cầu về chất lượng nước phải được đảm bảo cho sự phát triển kích thước của chúng.

Dù chúng là một loại cá rất phổ biến nhưng mức giá để mua một con cá chim hoàng đế là rất cao.

Xem thêm: Cá chìa vôi là gì? Đặc điểm và cách nuôi trong bể

Ngoại hình của cá chim hoàng đế

Cá chim Hoàng đế sẽ phải trải qua ba giai đoạn phát triển khác nhau đó là lúc còn nhỏ, lúc phát triển và cuối cùng là giai đoạn trưởng thành. Trong mỗi giai đoạn này ngoại hình của cá sẽ thay đổi rất lớn. Cả cá con và cá trưởng thành đều có màu sắc và hoa văn khác nhau.

Trên thực tế, cho đến năm 1933, cá con được xem như là một loài cá khác biệt với tên gọi khoa học là Pomacanthus Nicobariensis.

Về ngoại hình, cá chim Hoàng đế có một cơ thể màu đen với các đường vân thẳng đứng màu xanh và trắng nhạt trên mặt da. Cơ thể của chúng được tạo thành từ ba dải cong trắng rộng, cái thứ nhất chạy từ vây lưng đến vây đuôi, cái thứ hai tạo ra hình chữ 'C' và cái thứ ba là một vòng tròn màu trắng gần với vây đuôi.

Ở giữa mỗi đường cong trắng này là những đường cong màu xanh nhạt mỏng hơn nằm xen kẽ. Vây lưng và vây đuôi được tạo thành từ các hình lục giác màu đen với viền màu xanh nhạt và vây lưng sẽ có viền trắng.

Xem thêm: Cá Garibaldi là gì? Cách chăm sóc và nuôi trong bể cá

Con trưởng thành cũng có ngoại hình tương tự như con đang trong giai đoạn phát triển, nhưng bạn sẽ nhận thấy vây đuôi và các đường thẳng đứng của chúng sẽ dần chuyển thành màu vàng. Và khi trưởng thành cơ thể của chúng cũng sẽ dần trở nên rộng và tròn hơn.

Sau khi cơ thể đã phát triển đầy đủ, con trưởng thành sẽ có phần thân với các sọc màu vàng và màu xanh trải dài theo chiều ngang của cơ thể từ khu vực mang cá cho đến phần vây đuôi màu vàng cũng như vây lưng và vùng miệng của chúng đều có viền trắng. Những thay đổi này thường xảy ra trong thời gian khoảng 2 năm, khi cá có chiều dài từ 7 - 12cm. Thế nhưng những sự thay đổi về màu sắc như vậy sẽ không xảy ra khi chúng được nuôi trong bể cá.

Trong tự nhiên, cá chim Hoàng đế có thể dài tới 40cm, tuy nhiên khi nuôi trong các bể cá, chúng ít có khả năng đạt được kích thước như thế này và thay vào đó, kích thước sẽ chỉ phát triển lên đến 30cm mà thôi.

Đôi khi loài cá này có thể bị nhầm với [cá chim xanh] (Pomacanthus Semicirculatus) do chúng có ngoại hình tương đối giống nhau. Sự khác biệt sẽ chỉ nằm ở phần dải trắng cuối cùng, chúng sẽ tạo thành hình chữ C chứ không phải hình tròn và trên thân da của cá chim xanh cũng sẽ không họa tiết hình tổ ong nằm trên vây lưng và vây hậu môn.

Xem thêm: Cá bướm là gì? Kỹ thuật nuôi và chăm sóc

II. Yêu cầu về môi trường sống của cá chim Hoàng đế

Trong môi trường sống tự nhiên

Cá chim Hoàng đế thường cư trú tại các khu vực rạn san hô của Ấn Độ Dương.

Trong đó con cá nhỏ thường sống một mình và hay được tìm thấy là đang ẩn náu trong các tảng đá xung quanh rìa ngoài của rạn san hô, trong khi những con trưởng thành sẽ mạo hiểm hơn đó là vượt qua các con kênh phía trước của rạn san hô và các khu vực phát triển nhiều san hô nằm trong đầm phá để sinh sống. Cả cá nhỏ và cá trưởng thành đều hoạt động như những con cá dọn dẹp.

Con cá chim đực thường có lãnh thổ rộng lớn của riêng mình (rộng tới 929 nghìn mét vuông) và sẽ chia sẻ lãnh thổ của mình với hai hoặc nhiều con cái khác.

Các yêu cầu về bể nuôi cá chim hoàng đế

Điều quan trọng mà bạn cần làm đó là tái hiện lại môi trường tự nhiên cho bể cá của mình. Vì vậy để làm được điều này, loài cá chim hoàng đế sẽ đòi hỏi kích thước của bể tối thiểu là 473L đối với một con cá nhỏ và ít nhất 680L đối với một cặp cá chim trở lên.

Xem thêm: Cá dơi là gì? Kỹ thuật nuôi, cho ăn và tạo bể cá

Trong bể cá này, các bạn nên trang bị thêm nhiều các loại đá sống để giúp cá có thể gặm cỏ bám trên đá và tạo ra những khu vực ẩn nấp giúp chúng cảm thấy an toàn hơn. Bên cạnh các khu vực ẩn nấp thì chúng cũng sẽ đòi hỏi nhiều không gian bơi rộng mở và thoáng đãi hơn..

Bể cá nên được giữ trong khoảng 22.2 - 27.8 o C với độ pH 8.1-8.4 và trọng lượng riêng là 1.023 - 1.025. Ngoài ra, chúng sẽ có thể chịu đựng được hầu hết các loại chuyển động của nước, nhưng môi trường mà chúng thích nhất đó là dòng nước chảy chậm.

Nhiều người chơi cá cảnh thường hay phàn nàn rằng cá chim Hoàng đế khi được nuôi trong bể cá sẽ không thể có được màu sắc rực rỡ giống như khi chúng sống ở ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, bạn cũng có thể khắc phục được vấn đề này bằng cách cung cấp thêm nhiều ánh sáng cho bể cá sẽ giúp ích rất nhiều đến việc tạo màu sắc trên thân cá. Hơn nữa, ánh sáng còn giúp cá chim hoàng đế ngăn ngừa bệnh xói mòn đầu. Do đây là loài cá rất dễ bị bệnh, vì vậy bạn nên duy trì điều kiện nước đảm bảo bằng cách thực hiện thay nước thường xuyên là điều cần thiết phải làm.

Ngoài ra, cá chim Hoàng đế đòi hỏi một bể lớn như vậy bởi vì chúng cần bổ sung nhiều thức ăn thường xuyên để tạo ra tỷ lệ sinh học lớn cho bể cá. Bằng cách thực hiện nhiều thử nghiệm nước trên bể cá, bạn sẽ có thể nắm bắt rõ được các vấn đề của nước và nhận ra các thay đổi của nước để cải thiện lượng nước của bể cá được tốt hơn.

Xem thêm: Cá thia biển là gì? Cách nuôi và chăm sóc trong bể cá

Bạn nên thay nước trong bể cá hai tuần 1 lần, hoặc mỗi tháng 2 lần. Nếu bể của bạn có san hô trong đó, hãy thực hiện thay nước ít hơn một chút khoảng 1 lần 1 tháng.

Mặc dù trong tự nhiên, loài này thường sống trong những rạn san hô và chúng có xu hướng cắn vào hầu hết các loại san hô mềm và đá.

Loài cá này ban đầu khi được nuôi trong bể cá thường khá nhút nhát và lành tính, nhưng sau này khi đã quen với môi trường thì chúng sẽ trở thành một loài cá rất năng động.

Ngoài ra, đôi khi cá chim hoàng đế sẽ gây ra những tiếng động lớn khi cảm thấy bị đe dọa và mất an toàn trong bể nên bạn cần quan sát và kiểm tra thường xuyên.

Xem thêm: Cá thia lá mạ là gì? Đặc điểm, cách nuôi và chăm sóc

III. Cá chim hoàng đế ăn gì?

Tùy thuộc vào độ tuổi của cá, mà các loài cá chim hoàng đế sẽ từ chối loại thức ăn khi bạn cho chúng ăn khi lần đầu tiên nuôi chúng. Đó là lý do vì sao bạn cần tạo ra một bể cá gần gũi với tự nhiên nhất có thể, để chúng cảm thấy thoải mái và được thức ăn của riêng mình cho đến khi chúng dần thích nghi hơn.

Trong vài tuần nuôi đầu tiên, tốt nhất là bạn nên cho chúng ăn ít và chia thành 5 lần ăn nhỏ mỗi ngày.

Cá chim Hoàng đế là loài ăn tạp, nghĩa là chúng có thể ăn cả thịt và thực vật. Do đó, bạn cần tạo ra cho chúng một chế độ ăn cân bằng giữa các loại thực phẩm động vật và thực vật.

Rất khó để bạn có thể cho chúng ăn theo một chế độ ăn uống giống với tự nhiên nhất, vì bên ngoài chúng ăn rất nhiều các loại bọt biển, các sinh vật nhỏ, thủy tức, rêu và một lượng tảo biển nhỏ. Mà trong đó, để bổ sung bể các loại thực phẩm trên vào bể cá của bạn ví dụ như bọt biển sẽ rất khó khăn và tốn kém.

Xem thêm: Sao biển là gì? Đặc điểm và cách ăn của chúng khi nuôi trong bể

Do đó, bạn nên tập cho cá chim hoàng đế này ăn theo một chế độ ăn gồm [tảo Spirulina], các con vật sống hoặc đông lạnh và thực phẩm chức năng dành riêng cho cá. Chúng sẽ chấp nhận ăn các loại thực phẩm gồm rau và thực phẩm có thịt như mực xắt nhỏ, [sò điệp] và [tôm]. Bạn cũng có thể tự chế biến thức ăn tại nhà để đảm bảo chúng có chế độ ăn tốt nhất có thể. Ví dụ với các loại thực phẩm như hến, tôm, mực và rau xanh.

Một khi chúng đã thích nghi với cuộc sống trong bể cá, bạn nên cho chúng ăn một lượng nhỏ dần từ hai đến ba lần một ngày. Hãy nhớ loại bỏ bất kỳ những thực phẩm thừa nào mà chúng không ăn sau 5 phút để giữ chất lượng nước trong bể luôn được đảm bảo và tối ưu nhất.

IV. Nên nuôi cá chim hoàng đế với các loại cá nào?

Cá chim Hoàng đế có tính cách rất hiếu chiến và có thể hung hăng với bất cứ loài cá có hình dạng tương tự mình. Bạn có thể nuôi [cá thần tiên] cùng với cá chim Hoàng đế, miễn là chúng đừng quá giống nhau về ngoại hình.

Việc nuôi cá thủy tiên sẽ là một lựa chọn thích hợp nhất để ngăn chặn hành vi phân chia lãnh thổ của cá chim hoàng đế. Lưu ý là không nên nuôi cùng loài cá này với những con cá nhỏ và có tính cách hiền lành vì sẽ rất dễ bị chúng quấy rối.

Xem thêm: Ốc Nerita là gì? Đặc điểm và cách nuôi trong bể cá

Ngoài cá thần tiên, thì chúng cũng rất hợp với hầu hết các loài cá nước mặn lớn khác, miễn là giữa chúng không có hình dạng giống nhau là được.

V. Cách chọn cá chim hoàng đế khỏe mạnh trước khi nuôi

Loài cá chim Hoàng đế thường di chuyển không được tốt và dễ bị căng thẳng nên điều quan trọng trước khi nuôi là bạn nên chọn một con cá khỏe mạnh.

Bạn nên chọn loại cá chim Hoàng đế chưa trưởng thành nằm trong khoảng từ 4 - 6 tuổi, vì độ tuổi này chúng sẽ dễ thích nghi hơn với điều kiện nuôi trong bể cá cũng như kích thích sự tò mò của chúng về môi trường mà nó đang sống.

Trong quá trình chọn mua cá, bạn nên kiểm tra kỹ số lượng mang cá của chúng bằng cách cho chúng bơi, nếu hơn 80 phút và chúng vẫn đang bơi rất bình tĩnh và ổn định thì đó là con cá khỏe mạnh mà bạn nên mua. Còn nếu con cá sau khi bơi được một lúc có vẻ tăng động và mất phương hướng thì rất có thể chúng đã được tiêm chất xyanua vào cơ thể nên bạn không nên mua những con cá có biểu hiện như vậy..

Xem thêm: Cá vẹt là gì? Có nên nuôi cá vẹt trong bể cá không?

Vậy là mình đã vừa giới thiệu đến các bạn về loài cá chim hoàng đế và tư vấn về cách tạo bể cá cũng như chăm sóc chúng đúng phương pháp nhất. Nếu như bạn đang tìm kiếm một con cá có hoa văn rực rỡ và đẹp mắt để nuôi trong bể cá nước mặn của mình, thì cá chim Hoàng đế sẽ là một sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Chúc các bạn thực hiện thành công!