Nuôi cá Hề - cách chăm sóc - nhân giống tại nhà
Nếu bạn là fan là của bộ phim hoạt hình Đi tìm Dory chắc hẳn sẽ không thể quên được nhân vật chính là chú cá hề có tên Nemo, đây là loại cá được nhiều người yêu thích và tìm mua để nuôi tại nhà.
May mắn rằng loại cá hề này rất dễ nuôi và có chế độ ăn rất đơn giản so với các loài cá nước mặn khác.
Mỗi một con cá hề đều mang lại sự độc đáo và phong phú với những hoa văn đẹp trên thân mình và những chuyển động của chúng cũng rất thú vị.
Xem thêm: Cá Gramma Hoàng gia là gì? Cách nuôi và cho ăn khi nuôi trong bể
Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc cá hề cũng như tư vấn về cách nuôi và lựa chọn bể cá phù hợp cho loại cá này.
Mức độ chăm sóc | Dễ nuôi |
Tính cách | Trầm tính |
Màu sắc | Cam, Đen, Trắng |
Tuổi thọ | 6 năm |
Kích thước | Lên tới 4 inch |
Chế độ ăn | Ăn tạp |
Thuộc loại cá | Cá thia |
Kích thước bể cá tối thiểu | 75L |
Kiểu bể nuôi | Hải dương: San hô hoặc Đá |
Tương thích với san hô (An toàn) | Có |
I. Cá hề là gì?
Những con cá nhỏ có màu sắc rực rỡ này luôn là loài cá được yêu thích của rất nhiều người chơi cá cảnh, giúp đem lại sự độc đáo và màu sắc mới mẻ cho bể cá của nhà bạn.
Hiện nay có ít nhất 30 loài cá hề, chúng thuộc họ cá Pomómridae, nhưng trong số đó cá hề Orange Clownfish là giống cá xuất hiện phổ biến nhất. Cách nuôi và chăm sóc loài cá này rất giống nhau, vì vậy trong bài viết này sẽ tập trung vào việc chăm sóc hai loài cá hề Ocellaris (Amphiprion ocellaris) và cá hề Percula (Amphiprion percula).
Tuổi thọ trung bình của cá hề là khoảng 6 năm và đôi khi một số loài cá hề còn sống được lâu hơn thế.
Xem thêm: Cá chìa vôi là gì? Đặc điểm và cách nuôi trong bể
Cá hề có mức giá khoảng 300 ngàn đồng và thường bày bán sẵn tại các cửa hàng bán cá cảnh cũng như bạn có thể mua trên các trang bán hàng trực tuyến.
Ngoài ra, chúng còn có một lối sống bầy đàn rất thú vị đó là con cá hề cái sẽ là con đầu đàn và tạo thành một cặp với một con đực để tiến hành sinh sản, đây chính là điểm thu hút những người chơi cá cảnh.
Hành vi điển hình của cá hề
Đây là loài cá lành tính. Tuy nhiên nó sẽ chỉ trở nên hung dữ khi có một loài cá hề khác xuất hiện, do đó trong một bể cá thì bạn chỉ nên nuôi một loài cá hề duy nhất.
Nếu sống trong môi trường tự nhiên, cá hề thường có thói quen đến gần các loài hải quỳ, vì đây là nơi chúng sẽ tìm thấy được thức ăn cho mình.
Xem thêm: Cá Garibaldi là gì? Cách chăm sóc và nuôi trong bể cá
Các nhà khoa học đã nghiên cứu cụ thể về mối quan hệ hấp dẫn giữa cá hề và một số loài hải quỳ. Sự kết hợp này có khả năng giúp cá hề kháng độc tố và sản xuất chất nhầy ngăn chặn hải quỳ làm tổn thương đến chúng và cho phép chúng có thể sống cùng nhau. Cũng như do loài cá hề thường bơi khá yếu so với loài cá khác nên chúng cần một nơi ẩn náu và tìm kiếm thức ăn cho mình.
II. Ngoại hình của cá hề
Cá hề có thân dài và có điểm nhấn nằm ở vây lưng khiến cho nhiều người nghĩ rằng chúng có hai vây cá chứ không phải là một. Loài cá hề cam thường có đến 11 gai trên vây lưng so với 10 gai có trên các loài cá hề thường.
Những loài cá hề này thường sẽ có kích thước phát triển lên đến khoảng 4 inch, đây là kích thước phù hợp để nuôi chúng trong các bể cá nhỏ tại nhà.
Cá hề thường có ba sọc trắng trên thân mình: một sọc nằm sau mang, một ở giữa thân và một ở dưới vây đuôi. Các sọc và vây của chúng thường có một đường viền màu đen cộng với chuyển động của chúng tạo nên hiệu ứng ngọn lửa rất thu hút và mê hoặc. Riêng loài cá hề cam sẽ có viền mỏng hơn hoặc không có viền đen, khiến chúng trở nên nổi bật hơn với các loại bể cá tối màu.
Xem thêm: Cá bướm là gì? Kỹ thuật nuôi và chăm sóc
Ngoài ra, chúng còn có một vây đuôi tròn, đó là điểm hạn chế làm chúng không thể bơi nhanh được.
Loại cá hề màu cam thường là loại cá phổ biến nhất, đôi khi cũng xuất hiện một vài loài cá hề màu đen và hiếm hơn là cá hề màu bạch kim.
III. Yêu cầu về môi trường sống của cá hề
Trong tự nhiên, cá hề thường sống ở những vùng biển ấm tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương hoặc trong các rạn san hô ở gần Úc và phía Đông Nam Á.
Do sự kết hợp cộng sinh giữa cá hề và loài hải quỳ nên chúng hiếm khi xuất hiện ở những vùng biển sâu hơn 40m và những vùng nước nông có nhiệt độ cao và độ mặn thấp. Cộng với hạn chế về khả năng bơi nên chúng sẽ bám vào Hải quỳ để tránh khỏi sự nguy hiểm của những dòng nước chảy xiết từ san hô và đá.
Xem thêm: Cá dơi là gì? Kỹ thuật nuôi, cho ăn và tạo bể cá
Yêu cầu về bể nuôi cá hề
Do tính chất cộng sinh với hải quỳ nên bạn cần thiết bể cá hề kết hợp với bể nuôi hải quỳ trước. Để nuôi hải quỳ thì bạn sẽ cần ít nhất một bể nuôi có kích thước 50L, do đó các bể cá có kích thước nhỏ hơn sẽ không phù hợp.
Còn trong trường hợp bạn muốn nuôi cá hề mà không cần nuôi cùng với hải quỳ, thì bạn sẽ có thể thoải mái chọn một loại bể cá nhỏ hơn với yêu cầu là bể cá này được thiết kế phù hợp, có trang bị đầy đủ máy lọc và dùng loại nước thích hợp để tạo ra môi trường nước tự nhiên cho cá.
Ngoài ra, nhiệt độ thích hợp cho bể cá là từ 23 - 26° C. Bể cá cũng phải có độ pH trong khoảng từ 7,8 đến 8.4 để giữ cho cá hề luôn được khỏe mạnh.
Để tạo ra các dòng nước và sự thẩm mỹ cho hồ cá, bạn nên cho thêm các loại đá hoặc rạn san hô giả vào bể cá của mình. Vị trí tốt nhất để đặt hồ cá trong nhà là nơi có không gian mở và tránh để ở những nơi ẩm thấp.
Xem thêm: Cá thia biển là gì? Cách nuôi và chăm sóc trong bể cá
Bên cạnh đó, bạn nên làm sạch bể cá thường xuyên tránh để nước trong bể bị đục màu và có các cặn bã xuất hiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cá hề.
IV. Cá hề ăn gì?
Vì đây là loài cá rất dễ nuôi và chúng còn là loài ăn tạp nên thức ăn của chúng chủ yếu là động vật giáp xác nhỏ, tảo, xúc tu hải quỳ, trứng cá và ấu trùng.
Bạn có thể cung cấp chế độ ăn tự nhiên như trên cho cá hề khi nuôi chúng bằng bể cá tại nhà bằng cách cho chúng ăn các loại thực phẩm có thịt như tôm ngâm nước muối và các loại cá đông lạnh được cắt nhỏ.
Hơn nữa, nếu bạn có đủ điều kiện để nuôi tảo trong bể cá của mình, thì các mảnh và viên tảo xoắn sẽ là nguồn thức ăn rất tốt và tự nhiên cho cá hề.
Xem thêm: Cá chim Hoàng đế là gì? Đặc điểm và kỹ thuật nuôi trong bể
Đối với các con cá hề lớn thì bạn sẽ cần cho ăn hai lần một ngày và đối với cá con sẽ cần cho ăn từ 3 - 4 lần một ngày. Lưu ý sau khi cho cá ăn xong thì bạn cần làm sạch bể nước và dọn thức ăn dư thừa ra khỏi bể để giữ nước luôn được trong và sạch sẽ.
V. Loại cá nuôi cùng cá hề trong bể
Trong tự nhiên, cá hề thường sống ở nhiều rạn san hô khác nhau nên chúng có thể thích nghi và sống với một bầy cá khác. Việc ghép chúng với loài hải quỳ là rất phổ biến, nhưng chúng vẫn có thể sống trong môi trường nuôi trong bể cá mà không có mối quan hệ cộng sinh này. Tuy nhiên nếu có thể thì bạn nên nuôi kết hợp giữa hai loài này để chứng kiến được sự cộng sinh rất thú vị này.
Một số loài hải quỳ phù hợp để kết hợp nuôi cùng cá hề là: [Hải quỳ vú], [hải quỳ dài] và [Magnificent Anemone].
Bên cạnh đó, những loài cá nhỏ như cá thia biển, [cá hàng chài] và cá bướm đều rất dễ nuôi cùng với cá hề. Ngoài ra bạn còn có thể nuôi thêm loại tôm hồng (Peppermint Shrimps) và tôm Harlequin vào bể cá vì chúng giúp loại bỏ các thức ăn thải trong bể rất hiệu quả.
Xem thêm: Cá thia lá mạ là gì? Đặc điểm, cách nuôi và chăm sóc
VI. Cách chăm sóc cá hề
Mặc dù nhìn chung cá hề rất dễ chăm sóc nhưng chúng vẫn có thể bị bệnh, vì vậy bạn cần theo dõi và chăm sóc chúng thường xuyên bằng cách đơn giản nhất là kiểm tra nước và làm sạch bể cá thường xuyên.
Bạn cần thay nước trong bể hàng tuần và nếu dùng loại bể cá nhỏ hơn thì càng cần phải thay nước nhiều hơn.
Ngoài ra, nếu bạn quan sát và nhận thấy bất kỳ hành vi bất thường nào của cá hề như sự đổi màu sắc trên thân hoặc thay đổi khẩu vị thì bạn cần giải quyết vấn đề này ngay bằng những cách trên.
VII. Cách nhân giống cá hề
Các loài cá hề cam vẫn có thể nhân giống được trong điều kiện nuôi bằng bể cá, nhưng trước tiên bạn cần phải chú ý các đặc điểm riêng của loài cá này.
Xem thêm: Sao biển là gì? Đặc điểm và cách ăn của chúng khi nuôi trong bể
Thay đổi giới tính cá hề
Tất cả loài cá hề khi sinh ra đều không có giới tính, chỉ đến khi xảy ra quá trình thay đổi hormone, chúng sẽ xác định thành đực hoặc cái. Trong một cặp cá hề thì con cái sẽ là con chỉ huy còn con đực sẽ có vai trò nhỏ hơn.
Nếu trong trường hợp có thêm những con cá hề khác gia nhập vào trong nhóm, thì chúng sẽ đều trở thành con đực nhưng sẽ không sinh sản với con cái.
Cách sinh sản
Khi nhiệt độ cao lên đến 29 °C, cá hề sẽ bắt đầu tán tỉnh nhau và trong vòng 5 ngày chúng sẽ bắt đầu sinh sản.
Khi đó, cặp cá sinh sản sẽ thực hiện nghi thức đứng trên đầu và ấn vào vây lưng của nhau cũng như tập trung lại gần các con hải quỳ để đẻ trứng.
Xem thêm: Ốc Nerita là gì? Đặc điểm và cách nuôi trong bể cá
Chúng thường đẻ từ 50 đến 500 quả trứng trong một tháng, sau 8 ngày trứng sẽ nở và cho đến 1- 2 tuần sau thì cá hề sẽ tạo ra một “ngôi nhà” nằm giữa những con hải quỳ để nuôi dưỡng.
Để có thể nhân giống cá hề, bạn cần sự kiên nhẫn và chuẩn bị tinh thần nhân giống thất bại một vài lần để rút kinh nghiệm.
VIII. Cá hề có phù hợp để nuôi trong hồ cá tại nhà?
Là một trong những loại cá nước mặn rất dễ chăm sóc, cá hề sẽ là lựa chọn phù hợp cho những ai tập chơi cá cảnh lần đầu. Và loài cá hề này sẽ đem đến cho bạn những hiểu biết rất thú vị trong thế giới cá, vì vậy chúng rất phù hợp để mọi người có thể nuôi trong hồ cá tại nhà.
Trên đây là tất cả những thông tin về loài cá hề cũng như những tư vấn chi tiết dành cho các bạn về cách nuôi và chăm sóc cá hề tại bể cá trong nhà sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Chúc các bạn thực hiện thành công!
Xem thêm: Cá vẹt là gì? Có nên nuôi cá vẹt trong bể cá không?